Nghe bài hát quê hương của Văn Cao, nhớ về hinh ảnh quê hương tôi

Xin chia sẻ nội dung trên http://vanhien.vn/ đến cộng đồng bạn đọc https://doisongvaphattrien.vn/... Không biết nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài hát năm nào, chỉ biết sau cách mạng tháng Tám, đầu kháng chiến chống Pháp. Đúng là làng tôi có bóng tre xanh, có nhà thờ ngay trong xóm tôi, rung chuông ngân nga mỗi buổi chiều. Làng tôi là làng Kháng chiến nổi tiếng của đồng bằng Bắc bộ. 

 

Lời bài hát

Làng tôi xanh bóng tre,

Từng tiếng chuông ban chiều,

Tiếng chuông nhà thờ rung…

Đời đang vui đồng quê yêu dấu

Bóng cau với con thuyền, một giòng sông.

Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà,

ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn.

Đường ngập bao xương máu tơi bời, đồng không nhà trống tan hoang.

Chiều khi quân Pháp qua

Chiều vắng tiếng chuông ngân, phá tan nhà thờ xưa.

Làng tôi theo đoàn quân du kích,

Cướp ngay súng quân thù trả thù xưa.

Bao căm hờn từ xa quê nhà, rừng chiều nhớ cánh đồng chiều xưa.

Từ xa quê trông lớp cây già, làng quê còn thấy buồn đau.

Ngày diệt quân Pháp tan,

Là lúc tiếng chuông ngân, tiếng chuông nhà thờ rung.

Làng tôi theo đoàn quân chiến thắng, đánh tan lũ quân thù về làng xưa.

Dân tưng bừng chặt tre phá cầu, cùng lập chiến lũy đào hào sâu.

Giặc chưa tan chiến đấu không thôi, đồng quê chào đón ngày mai.

Không biết nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài hát năm nào, chỉ biết sau cách mạng tháng Tám, đầu kháng chiến chống Pháp. Đúng là làng tôi có bóng tre xanh, có nhà thờ ngay trong xóm tôi, rung chuông ngân nga mỗi buổi chiều. Làng tôi là làng Kháng chiến nổi tiếng của đồng bằng Bắc bộ. Năm 1948, có các hội nghị tổ chức ở làng tôi như Hội nghị thành lập Khu Tả ngạn có đồng chí Đỗ Mười đến dự, Hội nghị Văn hóa toàn khu có ông Trần Hoàn về dự và Hội nghị Quân sự Liên Khu III. Chính vì vậy, thực dân Pháp đã nhiều lần ném bom và càn quét vào làng, trong đó, ngày 17/3/47, quân Pháp ném 8 quả bom vào làng làm 9 người chết, nhiều người bị thương. Dân làng đã xây các lũy đất trồng tre quanh làng, xây dựng lực lượng dân quân, du kích, phối hợp với bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực bảo vệ vùng kháng chiến. Nhưng năm 1950 Pháp tiến hành trận càn quét lớn, giết hại nhiều người trong làng, có nơi chúng giết, chôn 3 cán bộ xã bị bắt và lập 3 bốt trong làng. Các năm 1951-1953, chúng tổ chức nhiều trận càn và ném bom xuống làng, nhiều người chết trên đường, vùi sâu xuống hồ bom, miếu làng bị trúng bom, làm cho làng xóm tàn hoang (giống câu: Đường ngập bao xương máu tơi bời, đồng không nhà trống tan hoang)

Người dận làng tôi đã tham gia du kích, phối hợp với bộ đội đánh bốt, buộc chúng phải rút chạy ngay trong năm 1950. Có người khi bị bắt cầm súng cho chúng, đã bí mật mang súng về nộp cho du kích (giống câu cướp ngay súng quân thù trả thù xưa).

Sau ngày giải phóng, dân làng tôi lại trở lại xâ dựng cuộc sống thanh bình như bài hát và trở thành làng đóng góp nhiều sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Giờ đây, cuộc sống của làng thanh bình, tối đến các chị em đi múa hát, thể dục nhịp điệu rất vui. Chị em còn vào nhà thờ phục vụ giáo dân trong đêm Nô en.