Nghiên cứu vai trò của việc tổ chức nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dâu tằm tơ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Đây là dự án được Trung tâm Nông nghiệp Quốc tế Hàn Quốc Kopia tài trợ để phát ngành dâu tằm tơ tại Văn Chấn, Yên Bái. Dưới đây là những kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Từ cuối năm 2019, Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp đã lựa chọn củng cố và thành lập các Tổ hợp tác (THT) và Hợp tác xã (HTX) trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Chấn Thịnh, Đồng Khê, Sơn Thịnh huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Báo cáo nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các hộ ở trong HTX cao hơn các hộ ở ngoài HTX khoảng 44%. Báo cáo cũng phân tích các yếu tổ đã ảnh hưởng đến sự khác biệt về hiệu quả kinh tế của các hộ so sánh gồm năng lực, kiến thức về kỹ thuật sản xuất, thông tin thị trường, liên kết giữa các hộ sản xuất (liên kết ngang), khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ của địa phương, liên kết dọc của các tác nhân trong chuỗi giá trị dâu tằm tơ đều đã được cải thiện thông sau khi các mô hình tổ chức nông dân được thành lập. Nghiên cứu đã nêu ra thuận lợi, khó khăn của các mô hình tổ chức nông dân đang gặp phải và các giải pháp được đề xuất.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghề trồng dâu nuôi tằm đã hình thành từ lâu và trở thành nghề truyền thống ở Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, cùng với sự tăng lên về nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tơ lụa chất lượng cao ở các thị trường lớn trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Italia, Pháp... đã thúc đẩy ngành dâu tằm tơ Việt Nam phát triển. Hiện nay, nước ta có khoảng 32 tỉnh thành có nghề trồng dâu nuôi tằm với tổng diện tích khoảng 10,5 nghìn ha (vùng Tây Nguyên chiếm 73% tổng diện tích). Năng suất dâu đạt 35-40 tấn lá/ha, sản lượng kén cả nước đạt gần 8,3 nghìn tấn trong năm 2018. Riêng tại Yên Bái, trồng dâu nuôi tằm được phổ biến ở Huyện Trấn Yên, Văn Yên và Văn Chấn.

Trong đó, Huyện Trấn Yên trồng dâu nuôi tằm được đưa vào sản xuất trên địa bàn từ năm 2001 tại các xã ven sông Hồng. Tổng diện tích đất lúa chuyển đổi sang trồng dâu chiếm khoảng 45% (315 ha). Huyện Văn Yên: Tổng diện tích trồng dâu năm 2020 là 135 ha. Huyện Văn Chấn: Tổng diện tích dâu trồng mới là 32 ha, tập trung ở xã Sơn Lương và Chấn Thịnh và một số xã mới bắt đầu trồng dâu nuôi tằm được 1-2 năm như xã Đồng Khê và Thị trấn Sơn Thịnh vào khoảng 4-5 năm. Việc phát triển trồng dâu nuôi tằm hình thành các chuỗi giá trị liên kết là hướng phát triển bền vững cho địa phương. Để xây dựng được các mối liên kết ngang và dọc trong chuỗi giá trị, bên cạnh việc nâng cao kỹ thuật, chất lượng giống dâu, giống tằm thì việc thành lập các HTX để tổ chức sản xuất theo nhu cầu thị trường, là nơi cung cấp giống dâu, giông tằm cho hộ sản xuất là vấn đề cấp thiết cho dự duy trì và phát triển chuỗi giá trị dâu tằm tơ tại Văn Chấn. Xuất phát từ những yên cầu đó, dự án Phát triển Nông thôn mới thông qua thiết lập mô hình các làng mẫu để nâng cao giá trị gia tăng cho tằm tơ tại Yên Bái đã được trung tâm Nông nghiệp Quốc tế Hàn Quốc Kopia tài trợ để phát ngành dâu tằm tơ tại Văn Chấn, Yên Bái trong đó hình thành và phát triển các mô hình tổ chức nông dân là một trong những hoạt động quan trọng của dự án.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài báo này là các hộ trồng dâu nuôi tằm tham gia các HTX, THT, và ban giám đốc các HTX dâu tằm tơ trên địa bàn thị trấn Sơn Thịnh và xã Đồng Khê, Chấn Thịnh. Nghiên cứu này hành khảo sát 70 hộ tại xã Chấn Thịnh, 21 hộ tại thị trấn Sơn Thịnh và 13 hộ tại xã Đồng Khê.

2.2 Nội dung nghiên cứu 

Nghiên cứu hiện trạng sản xuất trồng dâu nuôi tằm của các xã trên địa bàn nghiên cứu; So sánh hiệu quả kinh tế của các hộ trong và ngoài HTX; Nghiên cứu những tác động ảnh hưởng lên sản xuât kinh doanh của các hộ trong và ngoài HTX; Nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn, cản trở của các HTX trong quá trình vận hành hoạt động sau khi thành lập.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu khảo sát trực tiếp các hộ để thu thập thông tin, số liệu theo bảng hỏi đã được chuẩn bị trước. Số liệu được xử lý trên Excel thành các biểu đồ để mô tả các kết quả nghiên cứu.  

2.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian quá trình nghiên cứu thu thập thông tin, số liệu từ cuối năm 2019 đến tháng 10/2021. Địa điểm nghiên cứu tại xã Đồng Khê, xã Chấn Thịnh và thị xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Hiện trạng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Phát triển trồng dâu nuôi tằm tại xã Sơn Thịnh

Trồng dâu nuôi tằm được coi là hướng sinh kế mới cho người dân tại thị trấn Sơn Thịnh chuyển đổi vùng đất mang lại giá trị kinh tế thấp sang trồng dâu nuôi tằm. Người dân trên địa bàn bắt đầu trồng dâu nuôi tằm được khoảng 5 năm nay. Nhận thấy nhu cầu về việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các hộ đã tiến hành liên kết thành lập HTX dâu tằm tơ Sơn Thịnh, các hộ đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất. Số lượng thành viên tham gia hợp tác xã đã tăng từ 12 lên 14 hộ trong năm 2020 và 2021. Diện tích trồng dâu trung bình của các hộ giao động từ từ 2.000 m² đến khoảng 2 ha, số lượng nong tằm của các hộ từ giao động từ 2 đến 15 nong mỗi hộ và thu nhập từ 3 đến 11 triệu đồng/lứa. Mỗi năm các hộ có thể nuôi 12 đến 13 lứa tằm tùy thuộc vào diện tích và lượng lá dâu mà hộ có thể cung cấp. Diện tích trồng dâu của HTX đã được tăng tư 9ha lên 18 ha trong giai đoạn 2020 - 2021. Sản phẩm chính mà người dân đang là kén vàng do giống tằm kén vàng dễ nuôi và thích ứng tốt với điều kiện khi hậu địa phương.

b1-1635144590.jpg

Khảo sát 21 hộ bao gồm các hộ là thành viên và không là thành viên của HTX. Diện tích trồng dâu của các hộ trên địa bàn từ 1.000 m² đến 2 ha. Diện tích trồng dâu trung bình mỗi hộ khoảng 7.429 m².

b12-1635144688.jpg

 

Sản lương kén mỗi nong đạt từ 8 -8,5kg/nong. Giá bán trung bình đạt 80.000 vnđ/kg kén tằm.

Phát triển trồng dâu nuôi tằm tại xã Đồng Khê

Nghề trồng dâu nuôi tằm tại Đồng Khê được bắt đầu vào cuối năm 2019, đến đầu năm 2021 thì lá dâu cho thu hoạch và người dân bắt đầu nuôi tằm. THT dâu tằm tằm Đồng Khê được thành lập vào tháng 11 năm 2020, ban đầu với sự tham gia của 7 thành viên với tổng diện tích là 3 ha trồng dâu. Đến 6/2021, THT đã được nâng cấp thành HTX với số lượng thành viên tham gia là 19 hộ trên tổng diện tích trồng dâu 8 ha. HTX đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiếp cận các tác nhân trong chuỗi giá trị dâu tằm để tiêu thụ sản phẩm.  Thành viên tham gia HTX dâu tằm Đồng Khê đã được tiếp cận tằm giống, giống dâu và tập huấn kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm. Từ tháng 1-8/2021, các hộ đã nuôi được 5 lứa tằm. Sản lượng vào khoảng 1,1 tạ kén tằm mỗi lứa. Trung bình mỗi lứa hộ thu được 1,6 triệu từ việc bán kén tằm. Hiện nay, giá kén tằm được tiêu thụ trên địa bàn với giá 70.000 vnd/kg cho kén tằm vàng và giá kén tằm trắng là 100.000 vnd/kg.

b123-1635144771.jpg

Qua khảo sát 13 hộ trên địa bàn xã, diện tích của các hộ trồng dâu giao động từ 1.000 m² đến 1.5 ha. Diện tích trung bình mỗi họ khoảng 3.231 m²/ hộ.

b1234-1635144835.jpg

 

Đồng Khê là xã mới bắt đầu trồng dâu nuôi tằm, diện tích dâu mỗi hộ còn thấp dẫn đến việc số lượng nong tằm cũng hạn chế. Sản lương kén mỗi nong đạt từ 8 -10 kg/nong. Giá bán trung bình đạt 80.000 vnđ/kg kén tằm.

Phát triển trồng dâu nuôi tằm tại Chấn Thịnh

Trồng dâu nuôi tằm đã bắt đầu tại xã Chấn Thịnh được gần 10 năm, số lượng hộ và diện tích trồng dâu được tăng mạnh trong 4-5 năm gần đây. Hiện nay, trên địa bàn xã Chấn Thịnh có khoảng 135 hộ tham gia trồng dâu nuôi tằm, HTX Môi trường Xanh Chấn Thịnh hiện có 70 thành viên tham gia. Số lượng hộ thành viên trong HTX tăng từ 63 hộ lên 70 hộ từ 2020 – 2021. Diện tích trồng dâu của các hộ tại Chấn Thịnh giao động từ 0.1 ha đến 1.06 ha. Diện tích trung bình của mỗi hộ vào khoảng 4.094 m²/ hộ.

b12345-1635144905.jpg

Phần lớn các hộ có thu nhập từ dưới 30 triệu/ năm từ trồng dâu nuôi tằm chiếm khoảng 85%, số lượng hộ có thu nhập từ 30 triệu/năm chỉ ở mức khoảng 15%.

b123456-1635144970.jpg

Chấn Thịnh là xã đã có nhiều năm kinh nghiệm trong trồng dâu nuôi tằm, diện tích trồng dâu của một số hộ đã được mở rộng, sản lượng mỗi nong đạt 8-10kg kén. Hiện nay, giá bán thông qua HTX là 80.000 VNĐ/kg còn bán qua thug om trong xã là 70.000 VNĐ/kg.

3.2 So sánh hiệu quả kinh tế của các hộ trong và ngoài HTX của trung bình một lứa tằm.

Hiện nay, tại Đồng Khê và Sơn Thịnh do quy mô chăn nuôi còn thấp và mới bắt đầu trồng dâu nuôi tằm nên các hộ bán kén thông qua HTX. Riêng tại Chấn Thịnh, là địa phương đã có nhiều năm kinh nghiệm trong trồng dâu nuôi tằm, trên địa bàn có một số tác nhân hộ cá nhân thu gom kén, thành viên có thể bán cho HTX hoạc bán cho các hộ cá nhân thu gom. Trung bình mỗi hộ nuôi 4-5 nong tằm có thể đạt sản lượng từ 48 -50 kg kén mỗi lứa. Hộ trồng dâu nuôi tằm tại các HTX có xu hướng đạt năng suất cao hơn do được cung cấp giống dâu, giống tằm tốt, người dân được tập huấn nên có kiến thức trong việc trồng dâu nuôi tằm.

b1234567-1635145032.jpg

Trường hợp tại Chấn Thịnh, HTX đã liên kết với công ty Hoàng Mai, bao tiêu kén với giá 80.000 VNĐ/Kg. Đối với những trường hợp không thuộc HTX và bán kén cho các thu gom trên địa phương, giá kén chỉ đạt 70.000VNĐ/Kg. Tại Sơn Thịnh và Đồng Khê là 2 địa bàn khá gần nhau, tác nhân thu gom kén từ Chấn Yên, giá kén ổn định 80.000 VNĐ/Kg.  Các hộ ở trong HTX có hiệu quả kinh tế cao hơn ở ngoài khoảng 44 % do sản lượng kén tốt hơn và giá bán kén cao hơn.  

3.3 Nghiên cứu một số tác động ảnh hưởng lên sản xuất kinh doanh của các hộ trong và ngoài HTX.

Nghiên cứu một số tác động ảnh hưởng lên sản xuất, kinh doanh: Nâng cao năng lực các kiến thức về kỹ thuật sản xuất, các kiến thức về thông tin thị trường, các liên kết giữa các hộ sản xuất (liên kết ngang), khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ của địa phương, khả năng xây dựng liên kết dọc.

b12345678-1635145103.jpg

Các kiến thức về kỹ thuật sản xuất.

Các hộ thành viên HTX được nâng cao năng lực về kỹ thuật sản xuất trồng dâu nuôi tằm, các hộ có thêm kiến thức giúp nâng cao sản lượng trong chăn nuôi. Qua đánh giá của các hộ khảo sát, mức độ cải thiện các kiến thức về kỹ thuật sản xuất đã được nâng cao rõ rệt, các kiến thức về kỹ thuật sản xuất có ý nghĩa lớn với các hộ thiếu kinh nghiệm mới bắt đầu vào việc trồng dâu nuôi tằm ở Sơn Thịnh và Đồng Khê. Bên cạnh các lớp tập huấn, các thành viên trong HTX thường xuyên tổ chức các buổi họp để chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm kỹ thuật trong sản xuất.

Các kiến thức về thông tin, giá kén trên thị trường.

Các thành viên trong HTX thường xuyên chia sẻ các thông tin về giá kén qua các buổi họp nhóm hay qua nhóm zalo của HTX. Từ đó, các hộ nằm bắt được các thông tin thị trường. Hiện nay, HTX đã liên kết đầu mối thu mua từ trong xã hoạc huyện lân cận như Chấn Yên và một số địa phương như Hà Nội, Nam Định, Hà Nam.

Tính liên kết dọc giữa các hộ sản xuất trong HTX.

Tính liên kết dọc giữa các hộ sản xuất trong HTX được nâng cao rõ rệt. Thông tin chia sẻ giữa các hộ được diễn ra thường xuyên như kiến thức kinh nghiệm sản xuất, thị trường, hình ảnh sản xuất được chia sẻ.

Khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ từ chính sách cấp địa phương và trung ương.

Hiện nay, HTX đã hình thành và liên kết với các hộ thành viên, HTX đang có hướng tiếp cận các nguồn hỗ trợ từ UBND xã và huyện, tiếp đó tiếp cận các chính sách hỗ trợ từ TW như Nghị định 98/2018/NĐ-CP về khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là cơ sở nguồn lực để HTX đầu tư phát triển.

Xây dựng các mối liên kết ngang của chuỗi giá trị dâu tằm. 

Các HTX hiện đã liên kết với các đơn vị thu mua từ các huyện và địa phương khác như huyện Chấn Yên và ngoài tỉnh như Hà Nội, Nam Định, Hà Nam. Bước đầu đã hình thành được liên kết ngang trong chuỗi, hiện có nhiều tác nhân thương mại thu gom kén nên đảm bao duy trì giá kén ổn định.

3.4 Các thuận lợi, khó khăn của các HTX trong tổ chức, vận hành.

b123456789-1635145183.jpg

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận: Nghiên cứu đã chỉ ra hiện trạng sản xuất, diện tích trồng dâu được mở rộng, quy mô nuôi tằm được tăng lên, và so sánh hiệu quả kinh tế của các hộ trong và ngoài HTX cho thấy các hộ ở trong HTX có hiệu quả kinh tế cao hơn ở ngoài khoảng 44% do năng suất kén tốt và giá bán cao hơn nhờ có sự liên kết với công ty, những thuận lợi và khó khăn trong bộ máy tổ chức và vận hành HTX cũng đã được nêu ra.  

Nghiên cứu cũng chỉ ra những tác động ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của các hộ trong và ngoài HTX về năng lực kiến thức kỹ thuật sản xuất, kiến thức thông tin thị trường, các liên kết giữa các hộ sản xuất (liên kết ngang), khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ của địa phương, khả năng xây dựng liên kết dọc trong chuỗi giá trị.

Kiến nghị: Tập huấn củng cố nâng cao năng lực cho các HTX trong việc quản trị và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức liên kết trong sản xuất, củng cố các liên kết dọc giữa các thành viên trong HTX. Xây dựng các mối liên kết ngang giữa các tác nhân trong trong chuỗi giá trị của HTX và các doanh nghiệp, đơn vị thu mua sản phẩm.

Tập huấn, nâng cao năng lực kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm; tổ chức thăm quan cho thành viên các HTX.

HTX tiếp cận các nguồn hỗ trợ chinh sách từ địa phương và trung ương để tiến hành đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh: giống dâu, giống tằm, nuôi tằm nhà điều hòa, né gỗ, ươm tơ. Từ đó HTX chủ động cung cấp giống dâu, giống tằm cho các thành viên trong HTX, thể hiện vai trò chính trong việc hỗ trợ hộ thành viên.

Đi đôi với việc tổ chức sản xuất và xây dựng thị trường bên vững cho ngành dâu tằm tơ tại Văn Chấn. Các HTX chủ động tham gia các chương trình sự kiện hội chợ, quảng bá giới thiệu sản phẩm để nâng cao danh tiếng và giá trị cho sản phẩm dâu tằm tơ tại Văn Chấn để hướng tới việc xây dựng, bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm dâu tằm tơ của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Casrad, 2020. Báo cáo Phân tích chuỗi giá trị dâu tằm tơ Việt Nam.

Casrad, 2020,2021. Số liệu điều tra Casrad.

http://www.baoyenbai.com.vn/12/201332/Van_Chan_thiet_lap_mo_hinh_mau_nang_cao_gia_tri_dau_tam_to.aspx

https://www.yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?ItemID=3727&l=TinSoNganhDiaphuong&lv=5