Người tuổi Dần

Trong mười hai con giáp, Hổ còn được gọi là Dần, xếp theo thứ tự thì nó đứng vị trí thứ ba, sau Chuột (Tý) và Trâu (Sửu). Con Hổ biểu trưng cho sức mạnh, cho sự oai vệ

tuoi-dan-1640965711.jpgHổ là buổi trưng cho sức mạnh. Ảnh internet

Mười hai con giáp

Mười hai con giáp, hay văn hóa 12 (một cách gọi khác của văn hóa 12 con giáp), có nguồn gốc như thế nào, thì cho đến ngày nay vẫn là một vấn đề khó giải đáp một cách chính xác. Hiện nay, phần lớn các nhà lý luận đều cho rằng, nguồn gốc của 12 con giáp có liên quan đến sự sùng bái Vật tổ của người thượng cổ từ thời nguyên thủy.

Theo đó, mười hai con giáp là mười hai loài cầm thú, chim muông, con vật thần linh… con giáp từ Hán Việt là sinh tiếu, sinh tức chỉ năm sinh của con người;  tiếu tức chỉ sự giống nhau, đồng dạng tương tự giữa con người và động vật. Theo truyền thống văn hóa của người Trung Quốc thì mười hai con giáp được dùng để biểu thị năm sinh của con người, đó là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Người xưa còn cho rằng: Con người sinh vào năm nào thì số mệnh giống như số mệnh của con giáp năm đó, ví dụ như người sinh năm con Chuột thì cầm tinh con Chuột (tuổi Tý), người sinh năm Hợi thì cầm tinh con Lợn… Do đó trong dân gian người ta còn gọi mười hai con giáp là mười hai con vật cầm tinh.

Truyền thuyết về Dần (Hổ)

Ngày xửa ngày xưa trên đầu Dần (Hổ) không có chữ Vương(王), (chữ vương theo tiếng Hán có nghĩa là vua). Chữ Vương này chỉ có trên đầu Gấu. Một hôm Gấu nghe nói Hổ tự mình xưng là vua của các loài thú, nghe vậy, Gấu tức điên lên, Gấu liền tìm đến Hổ và gằn giọng nói: Anh thật là đồ mù, không thấy chữ Vương ở trên đầu ta sao?

Hổ liền cười mà nói rằng: Anh là đồ mù dở làm sao có thể làm vua được, chúng ta hãy đấu một trận. Nếu anh thắng tôi, thì tôi tôn anh làm vua, còn nếu anh thua thì tôi sẽ là vua của muôn loài thú. Gấu nghe xong liền nói: “Được”. Thế là Gấu và Hổ bắt đầu đấu với nhau. Hổ không khỏe bằng Gấu, mới chỉ đấu được vài hiệp, Hổ đã mệt nhoài. Nó bèn nghĩ ra một kế, bèn nói với Gấu: Chúng ta hãy nghỉ một lát, tôi phải đi có chút việc, tí nữa tôi quay lại, chúng ta lại đánh tiếp.

Gấu đồng ý, Hổ liền chạy đi nơi khác ăn uống no nê lại ngủ một giấc. Gấu thì trái lại, hì hục nhổ hết cây cối ở nơi đấu vật, rồi dọn sạch sẽ để chuẩn bị đánh nhau tiếp với Hổ. Sau khi tỉnh dậy, Hổ đã đến chỗ Gấu đang đang chờ, hai bên lại tiếp tục đánh nhau, và lần này cũng như lần trước, khi mệt, Hổ lại xin ngừng cuộc tỉ thí, chạy đi nơi khác kiếm ăn.

Trong khi đó thì Gâú vừa đói vừa mệt vẫn đứng ở chỗ cũ để chờ Hổ quay lại đấu tiếp. Hổ quay lại tiếp tục đánh nhau với Gấu, và lần thứ ba Hổ vẫn dùng chiêu ấy. Sau đó Hổ nghỉ ngơi cho lại sức, và lúc đó thì Gấu cả ngày sau ba trận đấu đã đói lả, mệt nhừ không còn sức để chiến đấu. Vì vậy khi Hổ quay lại, hai bên đánh nhau trận thứ tư thì Gấu đã thua Hổ. Bị thất bại, nên Gấu nói: Anh Hổ tôi xin nhường cho anh làm vua, và từ đó về sau, trên đầu Gấu không còn chữ Vương nữa, còn trên đầu của Hổ thì được gắn chữ Vương để làm vua của muôn loài muông thú, và Hổ còn có một biệt danh nữa là Chúa sơn lâm

Vị trí và ý nghĩa của Hổ trong mười hai con giáp

Trong mười hai con giáp, Hổ còn được gọi là Dần, xếp theo thứ tự thì nó đứng vị trí thứ ba, sau Chuột (Tý) và Trâu (Sửu). Con Hổ biểu trưng cho sức mạnh, cho sự oai vệ, và về phương diện này thì Hổ luôn được đặt trong tương quan so sánh với con Rồng (Thìn). Con Hổ và con Rồng chia nhau trấn giữ hai phương: Hữu – Bạch Hổ, Tả - Thanh Long. Ý nghĩa của Hổ xuất hiện trên bình diện địa lý phong thủy và Thanh Long – Bạch Hổ thành cặp quan niệm không thể tách rời được. Do đó con Hổ trở thành biểu tượng cho sự tốt lành.

Trong thuật luyện đan, con Hổ mang ý nghĩa tích cực, đối lập với cái yếu ớt do tính chất mạnh mẽ của Hổ, nên trong Đạo Phật coi sức mạnh của Hổ là sức mạnh của đức tin, là khả năng vượt qua lỗi lầm để tu thành chính quả. Kiếp Hổ trở thành thử thách với nhà sư Từ Đạo Hành, Hổ trắng là dấu hiệu đức độ của nhà vua.

Còn ngũ hổ là sức mạnh của các anh hùng tái thế. Trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, khi Lưu Bị lên ngôi Hán Trung Vương đã phong cho năm đại tướng của ông là ngũ hổ tướng bao gồm Quan Vân Trường, Trương Phi, Triệu Tử Long, Hoàng Trung và Mã Siêu. Hổ còn là quái vật của bóng tối và là những tuần trăng mới, Hổ còn là một trong những hình tượng của thượng giới của sự sống và ánh sáng chớm nở.

Cách tính ngày dương lịch trong năm Nhâm Dần 2021

Để xác định ngày đầu năm dương lịch, trước hết chúng ta cần biết những mốc thời gian ổn định trong từng năm và có Can Chi ngày giống nhau đó là các ngày 1 tháng 3, ngày 30 tháng 4, ngày 29 tháng 6, ngày 28 tháng 8, ngày 27 tháng 10, và ngày 26 tháng 12. Bởi vì theo vòng tuần hoàn Can Chi thì cứ 60 ngày là chu kỳ Can Chi lặp lại. Nếu lấy các mốc ngày khác thì sẽ không cố định, không có căn cứ được. Vì nếu gặp năm nhuận thì tháng 2 dương lịch là 29 ngày (Tháng 2 năm không nhuận chỉ là 28 ngày).

Theo Lịch vạn niên thì ngày dương lịch 26 tháng 12 năm 2021 sẽ là ngày Mậu Thân, tính tiếp thì ngày 27 tháng 12 sẽ là ngày Kỷ Dậu, ngày 28 tháng 12 sẽ là ngày Canh Tuất, ngày 29 tháng 12 sẽ là ngày Tân Hợi, ngày 30 tháng 12 sẽ là ngày Nhâm Tý, ngày 31 tháng 12 sẽ là ngày Quý Sửu, và ngày 1 tháng 1 năm Nhâm Dần 2022 sẽ là ngày Giáp Dần. Và nếu cứ tính tiếp thì đến ngày dương lịch 1 tháng 3 năm 2022 sẽ là ngày Quý Sửu.

Ngày 1 tháng 3 năm 2022 dương lịch là ngày thứ Ba, âm lịch là ngày 29 tháng 1 năm 2022 tức ngày Quý Sửu tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần.  Trong năm Nhâm Dần 2022 chỉ cần biết 1 ngày duy nhất đó chính là ngày 1 tháng 3 thì sẽ biết tất cả các ngày còn lại trong năm một cách rất nhanh chóng và dễ ràng theo cách tính trên. Ví dụ cần tìm ngày dương lịch 27 tháng 12 năm 2022, chúng ta sẽ tìm ra rất nhanh vì theo cách tính trên ngày 26 tháng 12 cũng là ngày Quý Sửu, vậy sau Quý Sửu sẽ là ngày Giáp Dần cần tìm là ngày 27 tháng 12. Nếu cứ tính tiếp theo chúng ta lại xác định được ngày dương lịch 1 tháng 1 năm 2023 sẽ là ngày Kỷ Mùi v.v…

Trong 12 con giáp Hổ (Dần), trong một vòng “lập thục hoa giáp” Dần ứng với các năm có đuôi số thự tự như sau: Canh Dần ứng với các đuôi số trong bảng Can chi là: 10 – 30 – 50 – 70 – 90; Nhâm Dần ứng với các đuôi số là: 02 – 22 - 42 – 62 – 82; Giáp Dần ứng với các đuôi số là: 14 – 34 – 54 – 74 – 94; Bính Dần ứng với các đuôi số là: 06 – 26 - 46 – 66 - 86; Mậu Dần ứng với các đuôi số là: 18 – 38 – 58 – 78 – 98.

Các đuôi số trên là đuôi số của Dần trong bảng Can – Chi, và theo “ Tam hợp” Dần – Ngọ - Tuất thì chúng hợp với nhau là bởi vì đuôi số của các năm Ngọ và Tuất cũng đều là tất cả các số trên. Năm 2022 là năm Nhâm Dần, cứ 12 năm là một Giáp, thì đến năm Dần tiếp theo sẽ là năm Giáp Dần 2034, và theo một vòng “ Lục thập hoa giáp” (60 năm) thì đến năm 2082 sẽ là năm Nhâm Dần.