Nhà máy năng lượng điện mặt trời 'khủng' trên hồ Dầu Tiếng

Công trình nhà máy điện mặt trời hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á này sau khi hoàn thành cả 3 cụm, sẽ cung cấp một lượng điện “khủng” vào lưới điện Quốc gia.

Mặt hồ lung linh hơn nhờ bức tranh pin mặt trời

Tháng 6/2019 vừa qua, 2 trong số 3 cụm nhà máy điện mặt trời ở vùng bán ngập hồ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh do Tập đoàn Xuân Cầu làm chủ đầu tư đã chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 6/2019, cung cấp một nguồn điện khổng lồ hòa vào mạng lưới điện quốc gia. Công trình được xây dựng trải dài trên diện tích hơn 720ha đất bán ngập khu vực hồ Dầu Tiếng, với sản lượng điện khoảng 1,9 triệu kWh/ngày (690 triệu kWh/năm). Tổng vốn đầu tư gần 12.760 tỷ đồng. Đây là một trong những dự án điện mặt trời lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp (thứ 2 từ phải qua) thăm và làm việc với lãnh đạo tập đoàn Xuân Cầu và công ty Thuỷ lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa tại vùng bán ngập hồ Dầu Tiếng. Ảnh: Hồng Thủy.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp (thứ 2 từ phải qua) thăm và làm việc với lãnh đạo tập đoàn Xuân Cầu và công ty Thuỷ lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa tại vùng bán ngập hồ Dầu Tiếng. Ảnh: Hồng Thủy.

Chạy dài khoảng 4km, rộng khoảng 500ha, cánh đồng pin được xây dựng trong hơn một năm qua, bởi hơn 1.000 kỹ sư và công nhân tập đoàn Xuân Cầu và đối tác B. Grimm Power Public (Thái Lan). Phía trên rừng cột bê tông cao 6 - 8 mét, những tấm pin năng lượng mặt trời được gắn hướng về phía nam, để đón bức xạ mặt trời. Những tấm pin này sẽ nạp dòng điện một chiều, sau đó qua hệ thống máy điện để chuyển đổi thành dòng xoay chiều, nâng áp lên 22 kV, truyền về trạm biến áp 220 kV và hòa vào lưới điện quốc gia.

Theo đại diện chủ đầu tư Xuân Cầu, mỗi năm nhà máy sẽ sản xuất lượng điện tương đương 1.500 tỷ đồng, trung bình 1ha mỗi năm mang lại khoảng 3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cụm nhà máy điện DT1 và 2 sẽ là một cú hích để phát triển các khu công nghiệp lân cận, góp phần tạo công việc đáng kể cho nguồn lao động địa phương. Ngoài tra, công trình này còn tạo cảnh quan rất đẹp, thu hút khách tham quan, kết nối với các điểm hồ Dầu Tiếng và núi Bà Đen, tạo ra hệ sinh thái kinh tế và du lịch.

Đánh giá về tiềm năng của công trình, anh Hoàng Ngọc Ánh, kỹ sư thi công điện tại công trình cho biết, địa điểm đặt nhà máy thường xuyên có nắng với lượng bức xạ lớn và ổn định, với cường độ bức xạ đạt 5,1 kWh/m2 mỗi ngày và số giờ nắng trung bình 2.400 giờ/năm. Để khai thác hết tiềm năng từ vùng bán ngập, chủ đầu tư và đối tác chấp nhận mức đầu tư lớn cho hạ tầng kỹ thuật và các công nghệ liên quan. Hệ thống pin sử dụng công nghệ quang điện loại silic đa tinh thể, hiệu suất chuyển đổi trên 17%; 70 bộ inverter (biến tầng) hiệu suất chuyển đổi trên 98%. Ngoài ra, phần pin và inverter được lựa chọn theo công nghệ 1.500VDC để giảm thiểu tối đa tổn hao điện năng.

Đọc toàn bộ bài viết Tại đây.