Thời cổ đại có tồn tại rất nhiều học thuyết liên quan đến tướng mặt và dự đoán con người, điển hình nhất chính là “Diện tướng học”. Học thuyết này cho rằng, từ ngũ quan của con người đều có thể suy đoán ra đặc điểm tính cách của người ta, ví như mức độ dày đậm của lông mày có thể phản ánh ra một người có giỏi giao tiếp xã giao hay không. Ngoại hình của miệng sẽ phản ánh ra một người có giỏi biểu đạt hay không…
Sách «Tứ Khố Toàn Thư» luận thuật rằng: “Chưa cần xem tướng người, mà trước tiên hãy nghe giọng nói của người ấy. Chưa cần nghe giọng nói người ta mà trước tiên hãy quan sát hành vi của người ấy. Chưa cần xem hành vi người ta mà trước tiên hãy xem xét cái tâm của người ấy”.
Đây cũng là nhấn mạnh rằng cái “tâm” quyết định cái “tướng” của con người. Sự thay đổi của tướng mặt chính là do tâm thay đổi mà biểu hiện ra bên ngoài. Tướng mạo chính là hình dáng của tâm thái trong những tháng ngày dài lâu trầm lắng xuống.
Xem ngũ quan, biết phúc tướng: Ngũ quan như thế nào thường quyết định khuôn mặt của một người trông ra sao, bởi vì khuôn mặt thể hiện tâm hồn, cũng tức là khuôn mặt có tâm hồn ẩn trong ngũ quan trên khuôn mặt. Một người có ngũ quan đoan trang, cũng là đang tích lũy phúc đức. Đời sau của một người có phúc hay không, nhìn ngũ quan là có thể biết rồi.
Đôi tai biết lắng nghe
“Người nói giỏi có thể thu được khán giả; người biết lắng nghe mới thu được bạn bè”. Người có EQ cao không chỉ cần giỏi nói, mà còn phải biết lắng nghe. Những người biết lắng nghe còn lợi hại hơn những người giỏi nói.
Một người biết lắng nghe, kể cả rất ít nói, nhưng những gì họ nói ra đều có phân lượng và sức nặng. Những người không biết cách lắng nghe, thì lời nói giống như súng liên thanh, họ chỉ muốn bày tỏ ý kiến của mình, muốn chiếm quyền chủ động trong câu chuyện. Vì vậy, những người nguyện ý lắng nghe cuối cùng sẽ được người khác đối xử tử tế.
Lắng nghe nhau một cách chăm chú là biểu hiện của trí tuệ xúc cảm cao và một lòng tốt thầm lặng. Một người biết lắng nghe là người có EQ cao, họ biết cách lắng nghe người khác một cách nghiêm túc và không thờ ơ khi người khác đang nói, biết đặt mình vào cảm xúc của đối phương, quan tâm đến cảm xúc và hiểu tiếng lòng của đối phương, biết cách phản hồi nghiêm túc và cho đối phương đủ lịch sự và tôn trọng.
Miệng không xuất ác ngôn
Hành sự không được tuỳ ý; lời nói không thể tùy tiện phát ngôn. Có câu: “Một lời nói lành ba đông ấm, ác ngôn hại người sáu tháng hàn”. Quản cho tốt cái miệng của mình, không nói những lời tổn thương người khác, là bài học quan trọng trong một đời của chúng ta.
Rất nhiều lời bực tức và vô nghĩ mà người ta muốn nói, đều là sản phẩm của những cảm xúc tiêu cực, không bằng quẳng nó ra khỏi não, để nó thuận theo gió mà trôi đi. Một cá nhân thông minh, sẽ hiểu được bản thân cần phải: không tranh cãi, ít giải thích, ít nói chuyện tầm phào, chỉ nói điều tốt.
Đôi khi, chúng ta sẽ không biết rằng lời buộc tội ngẫu nhiên của mình sẽ gây hại cho người khác. Vậy nên, thận trọng trong lời ăn tiếng nói là bạn đã giúp cho người khác và cho cả chính mình.
Những lời nói vô ý của bạn có thể làm cho bối cảnh trở nên khó xử và khiến không khí trở nên căng thẳng. Biết ăn nói là một khả năng, nhưng biết nói chuyện đúng nơi và đúng lúc lại càng quan trọng hơn. Những người có EQ cao thường có khả năng cảm nhận được những gì trong lòng người khác, có thể đánh giá đúng và định vị được cảm xúc của người khác, biết quan tâm đến cảm xúc của người khác trong lời nói và hành động.
Mắt không coi thường người
Đôi mắt có thể nói là góc nhìn của tâm hồn, có thể chú ý đến từng chi tiết trong cuộc sống, có thể hiểu được cảm xúc của người khác từ những điều nhỏ nhặt. Nếu chúng ta làm gì cũng có thể coi trọng người khác, thì họ có thể cảm nhận được sự tôn trọng của chúng ta. Từ đó trở đi, việc giao tiếp sẽ rất thuận lợi, và cũng có thể tích lũy nhiều mối quan hệ.
Khi chúng ta quan sát những gia đình hạnh phúc, bạn sẽ dễ dàng nhận ra luôn có một số người sở hữu những đôi mắt tinh tường. Sống bên cạnh những người có thể thấu hiểu người khác như vậy, cũng là một loại hạnh phúc.
Trong ngũ quan của mỗi người, đều ẩn tàng phúc khí riêng: tu dưỡng được con mắt, sẽ có thể sở hữu năng lực “thấu thị” tâm hồn; tu được đôi tai, sẽ có thể biết cách lắng nghe, hiểu hơn cuộc sống; tu được cái miệng, sẽ có thể kiểm soát được nó, cũng sẽ kiểm soát được cảm xúc, không tuỳ ý nói những lời bất hảo.
Phúc tướng, thực ra chính là từ tâm hướng thiện lâu ngày tạo ra, vì thiện hữu thiện báo, tâm thiện, hành thiện có phúc tướng, đắc phúc báo. Người từ tâm thì tướng mạo tươi đẹp. Người thiện tâm thì tướng mạo thiện lành. Tâm thái khác nhau thì tướng mạo cũng thay đổi khác nhau.
NGŨ QUAN 1. Lông mày còn được gọi là Bảo thọ quan. Người có Bảo thọ quan đẹp thì lông mày phải cong, dài, cách mắt 2cm là tốt. Đuôi lông mày cao, chếch lên phía thái dương gọi là "mi phất thiên sương". Người như thế là Bảo thọ quan được hoàn thiện. Còn người nào có bộ lông mày thô, đậm, vàng lợt tán loạn, áp xuống mắt thì thuộc tướng hình hại. 2. Mắt còn được gọi là Giám sát quan. Mắt nên đen trắng rõ ràng, đồng tử đoan chính ổn định, sắc thái rạng rỡ, hốc mắt nhỏ mà dài như thế là Giám sát quan hoàn thiện. Mắt nên có tinh thần ẩn bên trọng chớ lộ ra ngoài, trông thấy vẻ tự nhiên thanh tú hoặc tự nhiên có uy lực. 3. Mũi trong Nhân tướng học gọi là Thẩm biện quan. Thẩm biện quan nên đầy, nở, thẳng cao. Mũi phải đoan chính, không vẹo, không thô, không nhỏ. (Sống mũi đoan chính thẳng dài, ở vị trí giữa 2 lông mày. Chuẩn đầu (đầu mũi) phải tròn, lỗ mũi không lộ). Từ hình trạng đó mà nhìn, mũi tốt nhất tựa như túi mật treo ngược, lỗ mũi cũng chỉnh tề như ống trúc, khí sắc của mũi phải tươi sáng rạng rỡ, như thế là Thẩm biện quan hoàn thiện. 4. Miệng còn được gọi là Xuất nạp quan. Miệng tốt tướng phải vuông, ngay ngắn, lớn, môi phải hồng, đoan chính, dày dặn, răng không lộ ra bên ngoài, khi miệng mở ra thì rộng nhưng khi khép vào lại rất nhỏ, như thế là Xuất nạp quan được hoàn thiện. 5. Tai là Giám thính quan. Tai đẹp không cứ to nhỏ chỉ cần luân quách (vành tai ngoài và vành tai trong) phân minh. Tai trắng hơn mặt được coi là cực tốt. Những tai có một trong số các hình dáng: "mọng như nước"; lớn và dầy; tròn như quân cờ, tai áp sát vào đầu, đối diện không nhìn thấy; tai cao hơn lông mày, sắc tai hồng nhuận, lỗ tai nhỏ là những loại tai tốt tướng. Còn loại tai đuôi tên (nhọn vát) hoặc luân quách phản đều là tướng xấu. Theo Nhân tướng học, mặt là phần quan trọng vào bậc nhất của tướng người cho nên ngũ quan trên khuôn mặt được phân biệt rất rõ và tỉ mỉ. Thông thường, các sách tướng cho rằng, mày có giới hạn 4 năm, mắt có giới hạn 6 năm, mũi có giới hạn 10 năm, tai có giới hạn 15 năm, môi trên và môi dưới có giới hạn 20 năm. Vì vậy, tầm quan trọng của ngũ quan càng được các nhà nhân tướng học đặt lên hàng đầu. |