Nhìn lại việc kiểm soát, nuôi nhốt, cứu hộ và bảo tồn hổ ở Việt Nam

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam hiện có hơn 300 cá thể hổ đang được nuôi nhốt hợp pháp tại các trang trại, cơ sở nuôi nhốt và hộ gia đình. Tuy nhiên, số lượng hổ thực tế đang được nuôi nhốt tại Việt Nam có thể lớn hơn nhiều con số được thống kê, số này bao gồm cả các cá thể gây nuôi bất hợp pháp. 

Khái quát về loài hổ

Hổ là loài lớn nhất trong họ Mèo , đứng thứ 3 trong các loài thú ăn thịt; chúng dễ nhận biết bởi các sọc vằn sẫm màu trên bộ lông với phần bụng trắng. Hổ là một trong những loài động vật có biểu tượng lôi cuốn, nổi bật trong thần thoại và văn học dân gian cổ đại. Trong văn hóa phương Đông, hổ được mệnh danh là "chúa sơn lâm”, chúng là biểu tượng quốc gia của nhiều dân tộc như Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia và Hàn Quốc.

Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ, người ta thường thấy hổ tắm trong các sông hồ. Hổ có tập tính lãnh thổ cao , là loài săn mồi đơn độc nhưng có nhiều đặc điểm, đòi hỏi các khu vực sinh sống rộng lớn để săn mồi và nuôi dưỡng con cái. Những hổ con ở với mẹ trong khoảng hai năm, trước khi có thể tự lập để tìm lãnh thổ riêng của mình. Hổ là một trong những loài  động vật ăn thịt ở mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên, chúng có tuổi thọ trung bình khoảng 20 năm.

ho123-1629620812.jpgHổ của Việt Nam trước nguy cơ tuyệt chủng

Trên thế giới ngày nay, số  hổ sống trong môi trường tự nhiên ngày càng suy kiệt. Số liệu thống kê cho thấy, kể từ đầu thế kỷ XX đến nay, quần thể hổ đã mất 93% phạm vi lịch sử và đã bị tuyệt chủng ở Tây và Trung Á, từ các đảo Java, Bali, những khu vực rộng lớn của Đông Nam Á đến Trung Quốc và Siberia…, đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Sách đỏ của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên( IUCN) ước tính, đến nay quần thể hổ hoang dã toàn cầu chỉ còn khoảng từ 3.062 đến 3.948 cá thể trưởng thành, giảm 95% (100.000 con) so với đầu thế kỷ 20, Lý do chính dẫn đến sự suy giảm này bao gồm phá hủy môi trường sống, phân mảnh môi trường sống và nạn săn bắn trái phép. Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác,đã gây ra những xung đột đáng kể với con người (Wikipedia 2021)

Buôn bán, quản lý và nuôi nhốt hổ từ góc nhìn của các tổ chức toàn cầu

Những năm gần đây,vai trò của Liên minh Châu Âu (EU) đã được chú ý đáng kể trong buôn bán hổ toàn cầu. Báo cáo của Interpol năm 2019 cho biết, trong số 30 nhà xuất khẩu nhập khẩu hổ hàng đầu thế giới giai đoạn 1975-2018 đã có mặt các quốc gia, bao gồm  cả Đức, Pháp, Ý, Bỉ và Vương quốc Anh. Có nhiều tuyến đường buôn bán hổ tồn tại giữa các nước  Châu Âu và Châu Á và một số Quốc gia khác,  Thành viên EU xuất khẩu hổ sang các nước có cơ sở chăn nuôi hổ bị cáo buộc có liên quan đến việc buôn bán hổ với Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc (UNODC 2020). 

Phân tích dữ liệu bắt giữ hổ từ năm 2000 đến 2018 , Báo cáo về Tội phạm về Động vật Hoang dã Thế giới -Buôn bán các loài được bảo vệ của UNODC 2020 (World Wildlife Crime Report Trafficking in protected species 2020) cho thấy,năm 2018, Cộng hòa Séc đã tiết lộ những bằng chứng về tội phạm  có tổ chức nuôi nhốt hổ với mục đích xuất khẩu bất hợp pháp sang Châu Á. Các cuộc điều tra đã khám phá ra những mạng lưới buôn bán phức tạp. Người chăn nuôi, người trung gian và thương nhân đã khai thác điểm yếu trong khuôn khổ pháp lý quốc gia và các biện pháp thực thi liên quan đến việc lưu giữ và nuôi nhốt hổ cũng như mối liên hệ rất phức tạp giữa hổ bị nuôi nhốt với buôn bán bất hợp pháp.

Dựa trên những dữ liệu thương mại và liên kết nghi ngờ được biết về hổ bị nuôi nhốt, mối quan hệ giữa số lượng hổ nuôi nhốt và buôn bán tại Bỉ, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Ý, và Vương quốc Anh cùng với các cuộc phỏng vấn được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2020, thông qua bảng hỏi và các cuộc gọi điện video tới những bên liên quan, bao gồm các nhà Quản lý và thực thi Công ước CITES;  Nhà chức trách của 6 quốc gia mục tiêu Châu Âu, hiệp hội vườn thú quốc gia và các tổ chức phi chính phủ có liên quan đã sử dụng dữ liệu thương mại giai đoạn 2013 - 2017 để phân tích các mô hình thương mại hợp pháp được báo cáo liên quan đến hổ đến và đi từ EU. Xem xét, phân tích dữ liệu thương mại của Công ước CITES đã xác nhận sự tham gia của Liên minh Châu Âu vào buôn bán hổ bất hợp pháp, cả hổ sống và những  bộ phận dẫn xuất và đã rút ra, loại hàng hóa được nhập khẩu và tái xuất khẩu ra khỏi EU số lượng lớn là hổ sống. Trong đó, có phần nhập khẩu lớn nhất là từ Thái Lan và Việt Nam. Xuất khẩu hổ sống trực tiếp chiếm tới 93% sản phẩm  hổ xuất khẩu của EU. Hổ sống , bộ phận của hổ và dẫn xuất được dành cho các quốc gia bao gồm các vùng lãnh thổ của Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Nga,Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan (Trung Hoa). 

Trong giai đoạn 2013-2017; theo báo cáo của EU, có 95 vụ bắt giữ liên quan đến 14 con hổ hàng hóa, có nhiều vụ liên quan đến sản phẩm thuốc có chứa chất dẫn xuất từ hổ (1727vụ ) chiếm 94% tổng số mặt hàng bị bắt giữ trong khoảng 5 năm. Báo cáo UNODC cho thấy, các Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu có các quy định khác nhau liên quan đến việc lưu giữ và nuôi nhốt hổ và xử lý các bộ phận cũng như công cụ phái sinh trong quản lý và thực thi quy tắc, thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương hoặc khu vực. 

Những nghiên cứu mới nhất được thực hiện trong những năm 2018-2019,cho biết EU chỉ cho phép vườn thú được nuôi nhốt hổ. Tuy nhiên 10 quốc gia (Croatia, Estonia, Ireland, Ý, Lithuania, Luxembourg, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, và Vương quốc Anh) đã cho phép nuôi hổ ở một trong hai cơ sở tư nhân hoặc rạp xiếc . Ngoài ra, 4 nước (Cộng hòa Séc, Pháp, Đức và Tây Ban Nha) cho phép nuôi giữ ở cả hai  loại cơ sở này. Dựa trên thông tin từ  6  quốc gia mục tiêu, nuôi nhốt hổ trong các vườn thú được công nhận và được cấp phép quản lý tốt.

Đối với những con hổ được nuôi nhốt trong các cơ sở tư nhân, các giao thức để lưu giữ hồ sơ và báo cáo số lượng hổ tử vong đang còn hạn chế. Nước Bỉ, Pháp, Ý và Vương quốc Anh dường như có hệ thống để theo dõi các mẫu vật chết. Tuy nhiên, yêu cầu báo cáo đối với việc thải bỏ và các thủ tục theo dõi của cơ quan chức năng lại rất hạn chế; chỉ một phần thông tin được cung cấp bởi chuyên gia cho các cơ quan có thẩm quyền sau khi xử lý một mẫu vật. Rõ ràng là còn thiếu sự giám sát và kiểm tra của các quan chức thực thi 

Những cá thể hổ trong các rạp xiếc, triển lãm du lịch hoặc trong cơ sở nuôi nhốt tư nhân, thiếu hệ thống truy xuất nguồn gốc và giám sát của cơ quan chức năng để đảm bảo thông tin tin cậy và chính xác, đang đặt ra những vấn đề cần đảm bảo các mẫu vật hoặc bộ phận sống và dẫn xuất từ hổ được nuôi nhốt không buôn bán hợp pháp. Dữ liệu thương mại của CITES trong giai đoạn 2013–2017 xác nhận, EU tiếp tục xuất khẩu các mẫu vật được sinh ra và lai tạo sang các nước thứ ba cho mục đích thương mại. Nghị quyết CITES kêu gọi các chính phủ đảm bảo các biện pháp thực hành , hướng dẫn quản lý thích hợp và thực hiện nghiêm ngặt để ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp.

Gây nuôi động vật hoang dã và hổ tại Việt Nam, vấn đề đặt ra

Hiện nay, gây nuôi thương mại động vật hoang dã (ĐVHD) khá phổ biến tại Việt Nam với khoảng 18.000 cơ sở gây nuôi, trên 100 loài nhân nuôi trong cả nước. Gây nuôi ĐVHD ở Việt Nam đã được pháp luật ủng hộ trên cơ sở nhận định hoạt động nàykhông chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn hỗ trợ cho công tác bảo tồn nhờ “góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể thông qua xuất khẩu, góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đồng thời giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên, hỗ trợ cho công tác bảo tồn loài trong trong môi trường hoang dã, duy trì nguồn gen động vật nguy cấp, quý, hiếm”. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu, khảo sát lại cho thấy, nhân nuôi ĐVHD không những không đóng góp rõ ràng cho bảo tồn mà còn có thể tác động tiêu cực đến quần thể ĐVHD ngoài tự nhiên.Báo cáo của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) có kết luận: “Hoạt động gây nuôi thương mại ĐVHD hiện nay không đáp ứng được những điều kiện cần thiết để đóng góp vào công tác bảo tồn ĐVHD. Ngược lại, việc cho phép gây nuôi thương mại ĐVHD tạo cơ sở cho hoạt động nhập lậu ĐVHD, dẫn đến khả năng đe dọa nghiêm trọng quần thể ĐVHD trong tự nhiên, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm”.

Khảo sát thực tế của tổ chức nghiên cứu còn cho thấy, hiện tượng nhập lậu ĐVHD vào các cơ sở chăn nuôi khá phổ biến, bên cạnh hiện tượng “rửa” ĐVHD bằng cách bán giấy phép vận chuyển từ các trang trại chăn nuôi để lưu thông động vật hoang dã săn bắt từ tự nhiên, không giúp làm suy giảm áp lực săn bắt ĐVHD mà  ngược lại, còn đẩy các loài hoang dã vào nguy hiểm. Việc cho phép gây nuôi động vật hoang dã nhưng thiếu kiểm soát và quản lý chặt chẽ có thể gây ra những nguy cơ đối với sức khỏe của con người và ĐVHD trong tự nhiên. 

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam hiện có hơn 300 cá thể hổ đang được nuôi nhốt hợp pháp tại các trang trại, cơ sở nuôi nhốt và hộ gia đình. Tuy nhiên, số lượng hổ thực tế đang được nuôi nhốt tại Việt Nam có thể lớn hơn nhiều con số được thống kê, số này bao gồm cả các cá thể gây nuôi bất hợp pháp. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các cơ sở nuôi hổ bất hợp pháp có liên quan mật thiết đến các mạng lưới buôn lậu, Báo cáo về Tội phạm về Động vật Hoang dã Thế giới-Buôn bán các loài được bảo vệ của UNODC năm 2020 đã khẳng định “ hổ nuôi nhốt ở Việt Nam và Trung Quốc được sử dụng để tiêu thụ nội địa bất hợp pháp’.  Nghiên cứu của mạng lưới giám sát buôn bán động thực vật hoang dã (Traffic) trong năm 2019 còn cho thấy, tới 30% số hổ bị thu giữ ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2018 có nguồn gốc từ nuôi nhốt. Thực tế này cũng cho thấy, nguy cơ hổ nuôi nhốt vào thị trường tiêu thụ bất hợp pháp là điều hoàn toàn có thực. Trong nhiều năm qua, tỉnh Nghệ An của Việt Nam được coi là điểm nóng về nuôi nhốt ĐVHD trái phép. Trong đó, tình trạng buôn bán hổ diễn ra ngày càng phức tạp và các đối tượng gây án rất manh động. 

Công chúng ở Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với vụ tịch thu 17 cá thể hổ trưởng thành bị nuôi nhốt trái phép tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Rất nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều xoay quanh chuyên án triệt phá bí mật của lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An, nhất là khi có 8 cá thể hổ bị chết ngoài ý muốn ngay sau khi được giải cứu.

Từ những vấn đề đã và đang nảy sinh, gây nuôi động vật hoang dã cần được nhìn nhận và thảo luận kỹ để xác định liệu gây nuôi các loài hoang dã có phải là giải pháp đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế và bảo tồn hay không? Những rủi ro, tác động từ gây nuôi động vật hoang dã trong bối cảnh gia tăng lây lan dịch bệnh hiện nay? Chính sách và thực thi quản lý hoạt động gây nuôi ĐVHD hiện tại có hạn chế và lỗ hổng gì, cần điều chỉnh ra sao? Các chính sách, tiêu chuẩn đặt ra đối với gây nuôi ĐVHD đã đủ để kiểm soát và phòng tránh nguy cơ dịch bệnh? Những vấn đề này cần được làm rõ trong khuôn khổ  các dự án “Hợp tác chống tội phạm liên quan đến động vật hoang dã” do các tổ chức  quản lý nhà nước và xã hội đề xuất và cùng thực hiện

Liên quan đến nuôi nhốt hổ,  việc tịch thu với  con số kỷ lục các cá thể hổ mới đây  tại Nghệ An có thể là tâm điểm để nhìn nhận và thảo luận lại  nhiều vấn đề bao gồm: Tình trạng gây nuôi hổ; Hoạt động nuôi hổ đóng góp và tác động đến công tác bảo tồn hổ trong khu vực; hoạt động cứu hộ hổ và viễn cảnh tương lai, Việt Nam cần làm gì để bảo tồn hổ?

Để làm rõ các vấn đề xã hội và công luận đang quan tâm  rất cần có những trao đổi và chia sẻ góc nhìn chuyên môn từ phía các bên liên quan, đặc biệt là khía cạnh bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp./.