Thành phố Rhodes phát triển thịnh vượng về thương mại và có quan hệ đồng minh vua Ptolemy I Soter của Ai Cập. Năm 305 Tr.CN, người Antigonid ở Macedonia là đối thủ chính của liên minh này đã đưa quân bao vây đảo. Nhưng bị thất bại, buộc phải kí hiệp định hóa bình năm 304 Tr.CN và để lại tất cả chiến cụ. Để ăn mừng chiến thắng, dân đảo Rhodes đem bán tất cả thiết bị quân sự này và dùng số tiền đó đúc bức tượng "Thần Mặt Trời Helios" khổng lồ.
Công việc đúc tượng làm trong 12 năm mới xong vào năm 282 Tr.CN. Tượng được dựng ở cửa ra vào cảng. Khoảng năm 226 Tr.CN xảy ra một trận động đất mạnh ở đây. Tượng bị đổ, chân tượng bị gãy. Vua Ai Cập đề nghị được cấp kinh phí phục hồi tượng, nhưng dân đảo không muốn dựng lại tượng.
10 thế kỷ trôi qua tượng Helios trở thành đống đổ nát. Năm 654 sau CN, người Ai Cập chiếm đảo Rhodes. Họ tháo dỡ tượng đem bán cho một người Israel ở Syria, đến nay không một ai thấy bức tượng khổng lồ này.
Bí mật về tượng Helios
Theo những tài liệu được ghi chép, tượng Thần Mặt Trời Helios cao từ 30 đến 35 m. Vào những năm 304-303 trước Công nguyên, người trên đảo Rhodos đã chiến thắng ở Hy Lạp. Để kỷ niệm chiến thắng và tôn vinh thần Helios, người ta đã cho dựng bức tượng này - tượng thần Helios.
Tượng được dựng vào đầu thế kỷ 3 trước Công nguyên. Cha đẻ của công trình này là Chades Londos, một kiến trúc sư nổi tiếng thời đó. Bức tượng làm từ 12,5 tấn đồng và 7,5 tấn sắt, bên trong lèn những tảng đá nặng. Người ta đã mất tới 12 năm để hoàn tất công trình này. Tuy nhiên do một trận động đất mạnh bức tượng đã bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn sót lại những mảnh vỡ. Đến thế kỉ thứ 6 sau Công nguyên các mảnh vỡ còn sót lại cũng đã bị mang đi bán làm đồ lưu niệm.
Đến nay điều bí ẩn nhất mà chưa ai tìm ra về bức tượng này đó chính là vị trí mà nó được đặt. Theo những nguồn tài liệu cổ của 2 nhà sử gia người Hy Lạp Plinius và Philon thì điều duy nhất mà người ta chắc chắn về bức tượng Helios là tượng một người đàn ông đứng thẳng trên tay cầm một vòng ánh sáng.
Bởi vì có nhiều bí ẩn chưa được khám phá nên dù được xếp vào kỳ quan thứ 6 trong 7 kỳ quan của thế giới, bức tượng Helios ở Rhodos vẫn là đề tài tranh cãi nhiều năm của các nhà sử học và khảo cổ học. Những câu hỏi liên tục được đặt ra là: Bức tượng được dựng ở đâu, người ta dựng nó như thế nào, và nó có hình thù ra sao?
Bạn đang đọc một nội dung trong cuốn NHỮNG KỲ QUAN VÀ DI SẢN CỦA NHÂN LOẠI của soạn giả Trần Mạnh Thường. Đây là một trong 5 quyển sách hay về kỳ quan thế giới vô cùng thú vị giới thiệu với bạn đọc một đôi nét khái quát về những di sản vô giá của nhân loại đã được UNESCO ghi vào danh sách di sản thế giới, nhằm đưa chúng ta ngược thời gian chiêm ngưỡng những di sản do con người và thiên nhiên tạo nên, sống mãi với thời gian, trrong đó có những kiệt tác bất hủ đã trải qua hàng nghìn năm. Cuốn sách là mỏ vàng thông tin về những nơi nổi tiếng và kỳ bí nhất trên thế giới giúp các bạn đọc trẻ thỏa sức khám phá.
Cuốn sách với tư liệu phong phú giới thiệu những nét đặc sắc nhất về 1.052 Kỳ quan và Di sản của Nhân loại, trong đó Việt Nam vinh dự có 08 di sản văn hóa độc đáo: Quần thể kiến trúc cung đình Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ, Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Quần thể danh thắng Tràng An. Cuốn sách dày 511 trang, khổ 22,5 x 27cm, in 04 màu với nội dung phong phú hấp dẫn được trình bày rất hiện đại theo phương pháp đồ họa hóa thông tin báo chí.
Còn gì hạnh phúc hơn, nếu ai đó có điều kiện được đặt chân đến khắp các châu lục và tận mặt chiêm ngưỡng những kỳ quan và di sản kiệt tác của nhân loại. Nếu không có được may mắn đó, cuốn sách NHỮNG KỲ QUAN VÀ DI SẢN CỦA NHÂN LOẠI cũng sẽ giúp bạn có những góc nhìn tổng quan về 1.052 kiệt tác của nhân loại. Sách đang được bán tại các hiệu sách trên toàn quốc, hoặc quý bạn đọc có thể trực tiếp liên hệ tới Ms.Lam: 035.347.7788 để đặt sách.