Tôi đồng tình với ý kiến của nhiều người dân khi cho rằng, UBND TP. Hà Nội đã và đang có những động thái tích cực và quyết liệt trong việc siết lại công tác quản lý TTXD. Bởi vậy, việc xuất hiện nhiều công trình sở hữu chiều cao “khủng” tại phường Dịch Vọng thuộc quận trung tâm như quận Cầu Giấy phải chăng đang đi ngược lại chủ trương của UBND TP. Hà Nội?
Người dân không quá khó để nhận ra nhiều công trình xây dựng này đang phá vỡ quy hoạch, cảnh quan chung của khu phố, gây mất mỹ quan đô thị. Nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy các công trình xây dựng trên có dấu hiệu sai phép nghiêm trọng, nhưng điều khiến dư luận ngạc nhiên là không hề có sự ngăn chặn, xử lý từ UBND phường Dịch Vọng.
Loạt công trình lô D9 Trần Thái Tông có dấu hiệu vi phạm xây dựng.
Tại đây đang tồn tại các công trình quy mô khủng, có chiều cao vượt trội hơn hẳn các ngôi nhà liền kề. Người dân bức xúc, đặt ra nghi vấn có hay không sự buông lỏng quản lý, ưu ái đặc biệt từ chính quyền sở tại đối với các công trình khủng này? Bởi nếu lực lượng chuyên trách của UBND phường Dịch Vọng sát sao, kiểm tra xử lý kịp thời sẽ không xảy ra tình trạng trên...Cụ thể các công trình “siêu khủng” vi phạm tại các tuyến phố Dịch Vọng; Trần Thái Tông; Trần Đăng Ninh; Khúc Thừa Dụ;Trương Công Gai và các số lô D6, D7; 80 Dịch Vọng; Công trình B24 ngõ 72... được các chủ đầu tư xây cao 9, 10 tầng, chưa có dấu hiệu dừng lại có được nêu tên trong báo cáo này?
Loạt công trình lô D9 Trần Thái Tông có dấu hiệu vi phạm xây dựng.
Được biết, tháng 5/2019, UBND TP. Hà Nội có văn bản gửi các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã yêu cầu siết lại kỷ cương, trật tự xây dựng trên địa bàn. Theo đó, UBND TP. Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường sự chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát trách nhiệm của Đội trưởng Đội Quản lý TTXD đô thị, Trưởng phòng TN-MT, Trưởng phòng QLĐT, trách nhiệm của UBND và chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong quản lý TTXD, đảm bảo tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn phải được kiểm tra kiên quyết, xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm ngay từ khi mới phát sinh, không để công trình vi phạm xây dựng hoàn thiện đưa vào sử dụng mới xử lý, cưỡng chế.
Văn bản cũng nêu rõ: Trách nhiệm trước hết thuộc về người đứng đầu các xã phường, nếu để xảy ra vi phạm sẽ bị đình chỉ công tác. “Trường hợp cần thiết, có thể tạm dừng công tác điều hành của các chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn cho đến khi xử lý xong vi phạm”. Tuy nhiên, tại phường Dịch Vọng, trong thời gian qua, nhiều công trình có dấu hiệu xây vượt tầng, sai phép nhưng vì sao Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng vẫn tại vị mà chưa bị xử lý kỷ luật?
2 công trình 9,10 tầng phố Trương Công Gai
Mới đây, tại Phiên giải trình của Thường trực HĐND TP. Hà Nội về kết quả thực hiện thông báo kết luận chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND thành phố khoá XV về quản lý TTXD. Đây là nội dung được HĐND TP. Hà Nội giám sát, chất vấn và tái chất vấn tại nhiều kỳ họp khóa XV. Nhờ đó, nhiều công trình xây dựng đã được kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện các vi phạm; những vụ việc phức tạp, nổi cộm cũng dần được hạn chế.
Đánh giá về lĩnh vực này, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng khẳng định, những vi phạm TTXD trên địa bàn thành phố đã diễn ra trong thời gian dài, ở nhiều mức độ khác nhau. Chỉ tính 3 năm qua, còn nhiều công trình phát sinh và vi phạm nghiêm trọng, đã có sự chỉ đạo cụ thể của Chính phủ, của cả hệ thống cơ quan báo chí, đặc biệt là nhiều kiến nghị của cử tri. Cụ thể, năm 2016 có 2.469 trường hợp vi phạm (chiếm 13,5%), năm 2017 có 1.916 trường hợp (chiếm 10,99%), năm 2018 có 1.065 trường hợp (chiếm 5,22%), 6 tháng đầu năm 2019 lập hồ sơ xử lý 357 trường hợp...
Một điều rất khó hiểu ở đây là, mặc dù sai phạm đã rõ nhưng các cán bộ, người được giao quản lý địa bàn đã không xử lý dứt điểm những vi phạm. Dư luận không khỏi băn khoăn về nhiều loạt công trình với quy mô lớn nằm giữa địa bàn phường lại không bị phát hiện, kiểm tra xử lý kịp thời?...
Những vấn đề nêu trên cũng đã được báo chí trong thời gian vừa đăng tải phản ánh và kiến nghị đến các cơ quan chức năng: