Người dân thôn Phúc Đức, xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội) gần đây băn khoăn về việc ông Đào Văn Tuấn tự ý xây dựng loạt phân xưởng, kho bãi thuộc “Dự án tập kết, xử lý phế thải công nghiệp” rộng hàng nghìn m2 khi chưa lập Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), không xin giấy phép xây dựng… vụ việc được người dân phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng không xử lý dứt điểm.
Chúng tôi có dịp qua đây và không khó để nhận ra 05 dãy nhà xưởng được phân khu rõ ràng dùng để tập kết và tái chế rác thải công nghiệp, mọc san sát không treo biển, đề tên công ty. Gần “Dự án tập kết, xử lý phế thải công nghiệp” nêu trên, chúng tôi thấy hàng chục tấn rác thải nhựa với đủ màu sắc; phế liệu sắt, nhôm, đồng…ngả màu hoen gỉ để lộ thiên ra môi trường. Để có tư liệu, hình ảnh khách quan hơn về Dự án này, phóng viên chủ động đi sâu vào bên trong, tuy nhiên, mùi hôi, mùi khét nồng nặc hòa quện vào nhau rất mất vệ sinh khiến chúng tôi không ghi hình được lâu.
Phân xưởng tập kết và tái chế rác thải công nghiệp, đập vào mắt chúng tôi là một Dự án “khủng” đang tiến hành xây dựng, rộng hàng nghìn m2 được đổ đất, đào hố…mặt nền dải hàng trăm thanh sắt H20, cao từ 5 đến 15 mét dùng để dựng khung xương nhà xưởng kiên cố, mọi việc đang được công nhân dùng máy nâng thực hiện dưới đường điện cao thế khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Đặc biệt, gia đình ông Tuấn còn cho đội công nhân xây dựng, công nhân xử lý rác thải công nghiệp ăn ở tại chỗ rất mất vệ sinh và nguy hiểm tính mạng khi làm việc suốt ngày dưới nguồn điện nguy hiểm.
Người dân sống gần đó, cho biết, họ đã phản ánh đến các cơ quan chức nặng về việc, ông Tuấn xây dựng rất nhiều phân xưởng tái chế phế liệu trên đất nông nghiệp gần 2 năm nay nhưng lại núp bóng dự án này dự án khác. Hiện may, một phần diện tích đất đê Tả Hữu cũng bị gia đình ông Tuấn chiếm làm nơi tập kết rác thải công nghiệp nhưng chính quyền không hề xử lý. Trong quá trình ông Tuấn hoạt động tái chế, tập kết nhựa khiến nước thải, bụi, mùi phát tán khắp vùng gây ô nhiếm nguồn nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.
Không dừng lại ở đó, theo người dân, thì họ còn phản ánh việc gia đình ông Tuấn còn lấn chiếm đất đê điều để mở xưởng mà còn tự ý đốt rác thải công ngiệp ngay mặt đê Tả Hữu khiến nhiều người đi đường rất khó chụi nên hay phóng xe nhanh, vượt ẩu. Mỗi khi ông Tuấn đốt rác thải, người dân chỉ có bịt mũi, đóng cửa hoặc sơ tán vợ và các con đến nơi khác, khi nào đốt xong và hết mùi thì về nhà, sự việc được người dân phản ánh trực tiếp với chủ tịch xã nhưng không nhận được câu trả lời cụ thể.
Rất khó để tin một huyện Nông thôn mới như Quốc Oai lại có những hình ảnh như thế này
Được biết, ngày 05/03 đến này 25/04/2019, UBND xa Sài Sơn liên tiếp lập 04 biên bản vi phạm hành chính, trong đó, biên bản số 12/BB-VPHC có nội dung: “Ông Đỗ Văn Tuấn tự ý chuyển đổi và xây dựng phân xưởng rộng 420m2 trên đất nông nghiệp để tập kết rác thải nhựa là sai quy định”.
Ngày 07/03, UBND xã Sài Sơn tiếp tục mời ông Tuấn làm việc về sai phạm trong san lấp, xây dựng phân xưởng, hoạt động sản xuất gây ô nhiếm môi trường thì được ông Tuấn lý giải: “Do hoàn cảnh gia đình khó khắn, hai vợ chồng không có công ăn việc làm nên mở xưởng (dự án) để cho hơn chục công nhân làm việc, nhà nước yêu cầu tháo dỡ thì gia đình xin chấp hành, mong cơ quan chức năng cho thời gian để tìm công việc ổn định”.
Khó hiểu là, sau khi UBND xã Sài Sơn lập biên bản làm việc, biên bản vi phạm hành chính, nhưng chưa áp dụng các biện pháp xử lý sai phạm theo đúng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định 102/NĐ-CP/2014 về xử phạt hành chính và buộc tháo dỡ các công trình vi phạm.
Ngày 04/04/2019, UBND xã Sài Sơn tiếp tục ra văn bản số 24/BB-VPHC, tiếp tục xử lý hành vi chuyển đổi và xây dựng phân xưởng 2 trên đất nông nghiệp rộng gần 500m2 (chiều rộng 12,4m; chiều dài 38,5m) bằng bê tông, cốt thép với 18 cột trụ bằng thép hình chữ Y cao 5m.
Ngày 25/04/2019, UBND xã tiếp tục mời ông Đỗ Văn Tuấn lên làm việc và lập biên bản về những sai phạm gây ra. Trong đó nêu rõ sai phạm “Ông Tuấn tự ý chuyển đổi và xây dựng gần 500m2 đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp là sai với Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, yêu cầu ông Tuấn tháo dỡ công trình vi phạm trước ngày 02/05/2019, nếu ông Tuấn không tháo dỡ thì UBND xã tiến hành cưỡng chế”.
Mặc cho nhiều lần bị phạt, tuy nhiên cho đến nay, 02 phân khu nhà xưởng rộng hàng nghìn m2 được ông Tuấn xây dựng trái phép vẫn chưa thực hiện tháo dỡ, thì hiện nay, ông Tuấn còn cho xây dựng thêm 03 phân xưởng mới thuộc giai đoạn 2 của Dự án tập kết, xử lý phế thải công nghiệp rộng hàng nghìn m2.
Chính tình tiết này khiến cho người dân rất băn khoăn về việc có hay không sự "bao che" cho những sai phạm đã rõ nhưng chỉ phạt hành chính rồi cho tồn tại. Với góc nhìn của người dân, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin có liên quan tới bạn đọc và cộng đồng https://doisongvaphattrien.vn/ với mong muốn các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc làm rõ để sự việc được giải quyết theo tinh thần thượng tôn luật pháp...?!
Theo điều 182 nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai quy định, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng đất tại địa phương để phát hiện kịp thời những trường hợp lấn, chiếm đất đai, không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật các trường hợp khác có vi phạm hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai.
tadalafil blood pressure