Quy hoạch Điện VIII: Từ góc nhìn liên minh năng lượng bền vững Việt Nam

HỘI NHẬP||Tháng 3 năm 202, Hội đồng thẩm định Quy hoạch Điện VIII. đã thống nhất kết luận dự thảo Quy hoạch đủ điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Ngày 8 tháng 6 năm 2021, ông Nguyễn Đức Thắng trong bài “Đề án quy hoạch điện VIII là đi ngược xu thế thế giới” gửi tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã được một số tổ chức, cá nhân ủng hộ…Tuy nhiên, dư luận xã hội vẫn còn nhiều cách nhìn nhận , đánh giá khác nhau.

Gần đây: Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA), bao gồm 12 thành viên là các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, hoạt động vì sự phát triển năng lượng bền vững Việt Nam và khu vực Mekong thành lập năm 2012, nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững, sử dụng năng lượng hiệu quả và giải pháp năng lượng tái tạotrongxây dựng và thực thi chính sách năng lượng, góp phần vào phát triển bền vững, đã tổ chức nhiều thảo luận và  kiền nghị lên Thủ tướng Chính phủ. Đẻ rộng đường trao đổi, Diễn đàn xin giới thiệu nội dung chủ yếu trong góp ý vào dự thảo Tờ trình của Bộ Công thương và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045.

dien11-1631930179.jpg

Quy hoạch Điện VIII: Từ góc nhìn liên minh năng lượng bền vững Việt Nam

Quy hoạch Điện VIII trong tầm nhìn dài hạn

Theo dõi việc xây dựng và điều chỉnh QHĐVIII, VSEA nhận thấy: Quá trình lập quy hoạch đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của xã hội. Dự thảo Quy hoạck đã được chuẩn bị công phu với nhiều đợt tham vấn, giải trình, chỉnh sửa, Lần quy hoạch này có nhiều điểm mới so với những bản trình trước đây trên các mặt: Cắt giảm tổng công suất nguồn điện trong cả 2 giai đoạn của thời kỳ quy hoạch; Tăng cường kiểm soát và giám sát thực hiện Quy hoạch; Thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn năng lượng tái tạo phân tán; và Tập trung vào cân bằng phụ tải nội vùng để hạn chế truyền tải từ xa. Tuy nhiên, những tồn tại được các chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đã được tập hợp, góp ý trong 03 lần kiến nghị trước vẫn chưa được giải quyết. Điều đáng quan ngại là,trong khi toàn thế giới đang tìm mọi cách để giảm phát triển nhiệt điên than (NĐT), dự thảo QHĐ 8 lại tăng thêm khoảng 3.000MW NĐT và giảm 8.000 MW điện tái tạo vào năm 2030.

Cốt lõi của quy hoạch điện VIII là những thông tin đã được thể hiện trong tờ trình của Bộ Công thương bao gồm tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu Theo đó, vào năm 2025 tổng điện năng cả nước lên từ 379 đến 391 tỷ kWh.Trong đó, thủy điện lớn, vừa và thủy điện tích năng chiếm 18,9 - 19,6%; nhiệt điện than (NĐT) khoảng 39 - 41%, nhiệt điện khí, dầu và LNG chiếm 9,5 - 13,6%, điện năng lượng tái tạo (thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, sinh khối) 21,7 - 29,2% và  nhập khẩu khoảng 3,6 - 3,8%. Đến năm 2030 tổng lượng điện lên khoảng 551 - 595 tỷ kWh. Trong đó thủy điện lớn, vừa và thủy điện tích năng chiếm 12,5 - 13,5%, NĐT chiếm 36,9 - 41,1%, nhiệt điện khí, dầu và LNG 22,9 - 24,8%, năng lượng tái tạo 19,2 - 22,6%; nhập khẩu điện 3,6 - 3,9%. Vào năm 2045, những con số này lần lượt sẽ là tổng lượng điện từ 977đến 1,213 tỷ kWh, thủy điện và thủy điện tich năng xuống 6,1 - 7,6%, NĐT 30-31% nhiệt điện dầu khí 27,5 - 29,3%, năng lượng tái tạo 32,1 - 33,5% và  nhập khẩu  từ 1,8% đến 2,2%.Với mô hình phát triển theo Quy hoạch này; nhiều nhận xét cho rằng ,điện lực Việt Nam trong tương lai, chủ yếu còn dựa vào nhiên liệu hóa thạch (than, khí, dầu và LNG) vào năm 2030 chiếm tỷ trọng 62,9%, và 58,9% vào năm 2045.

Theo VSEA, trong khi lộ trình “điện cạnh tranh” còn chưa rõ ràng, bố trí nguồn lực nhất là vốn đầu tư trong Quy hoạch lại thiếu sức thuyết phục. Ngược với quan điểm được xác định trong Nghị quyết 55/NQ-TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về Chiếnlược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 là: “Nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hoá hình thứcsở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng.Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng; kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền,cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng”.Các nhà phân tích, cho rằng, việc tập trung vào nguồn điện truyền thống cho lưới điện hiện tại, nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ thống điện sẽ làm mất đi cơ hội hòa nhập, bắt kịp để tạo xung lực cho nền kinh tế năng lượng tiên tiến. Nhất quán với các nội dung đề nghị trước đây, VSEA cho rằng cần phát triển theo hướng phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển mới của xu hướng toàn cầu.

Phân tích thực trạng ngành điện Viêt Nam các nhà phân tích thuộc VSEA đã rút ra nhận xét, tập trung vào những mặt dưới đây:

1. Trước hết, Quy hoạch điện VIII cần kiên định con đường phát triển năng lượng tái tạo, tránh bị những cản trở theo định hướng này. Thay vì cắt giảm mạnh nguồn điện sạch từ năng lượng tái tạo (NLTT), tăng nguồn điện than với nhiều hệ lụy, cần ưu tiên chính sách để tạo hệ sinh thái cho phát triển năng lượng tái tạo bền vững, với chi phí giá thành ngày càng cạnh tranh. Chỉ khi có “lộ trình điệncạnh tranh rõ ràng” với cơ chế, chính sách đồng bộ, thì ngành công nghiệp non trẻ này mới phát triển, công nghệ hiện đại được áp dụng và doanh nghiệp trong nước có thể cung cấp dịch vụ nhiều hơn từ thiết kế, xây lắp, vận chuyển, vận hành, bảo trì v,..v,,, để đóng góp vào chiến lược an ninh năng lượng quốc gia.

2. Hai là  cần cẩn trọng xem xét lại và tìm các phương án thay thế những dự án NĐT tính khả thi thấp, nhiều địa phương không ủng hộ và khó tiếp cận tài chính (khoảng 16.400 MW).Các phương án thay thế VSEA đề xuất bao gồm: Điệnmặt trời nổi kết hợp với các nhà máy thủy điện hiện có, đẩy mạnh khai thác tiềm năng điện gió, điện mặt trời phân tán, phát triển mô hình kết hợp “lợi ích kép” ( dual use) điện mặt trời, điệngió với nông nghiệp, thủy sản kết hợp thực hiện các chương trình sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn năng lượng.

3. Nhằm khai thác hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, QHĐ VIII cần khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư lưới điện và xem xét ngay việc nghiên cứu ứng dụng giải pháp pin tích trữ không gây hại môi trường.Theo giới chuyên môn, trong xu thế công nghệ lưu trữ  điện ngày càng rẻ, cần có chính sách kết hợp với nắm bắt công nghệ tiên tiến của thế giới để gắn năng lượng tái tạo với lưu trữ ở các quy mô lớn, trung bình, nhỏ trong vận hành ngành điện tương lai.

4. Vấn đề cốt lói cần tiếp tục làm rõ là đảm bảo tính khả thi trong thực hiện đó  là: (1) Bố trí nguồn vốn và định hướng cơ bản phân kỳ vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch  (2) Lộ trình tiến tới “thị trường điện cạnh tranh” theo Nghị quyết 55-NQ/TW và lộ trình,
tiến độ hoàn thiện lưới truyền tải điện quốc gia, vùng miền thực hiện Quy hoạch.

Vấn đề cần tập trung làm rõ để xác định định hướng phát triển

Trên cơ sở phân tích nhận định gợi ra, trong văn bản góp ý cho dự thảo Quy hoạch Điên 8 lần thứ tư VSEA đã tập trung vào những vấn đề dưới đây:

1.Về cơ cấu nguồn điện, cần nghiên cứu lai việc gia tăng công suất nhiệt điện than và giảm năng lượng tái tạo Mục tiêu, quan điểm thể hiện trong Dự thảo Quy hoạch  chưa phản ánh đầy đủ tinh thần của Nghị quyết 55-NQ/TW, các cam kết quốc tế, lãnh đạo cấp cao; xu hướng thế giới về chuyển dịch năng lượng bền vững và nhất là thực tiễn tiềm năng của các nguồn NLTT
cần đầu tư, khai thác. 

Xuyên suốt trong các Tờ trình và Dự thảo Quyết định đều nhấn mạnh đến“giảm điện than, ưu tiên, đẩy mạnh khai thác và sử dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, phát triển nguồn điện phân tán,ưutiên phát triển điện mặt trời mái nhà và điện mặt trời nổi”. song trong cơ cấu phát triển lại chưa phản ánh rõ điều này.Tổng tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống dự kiến sẽ giảm 7.688 MW vào năm 2030 và 15.046 MW vào năm 2045, Đáng tiếc là trong cơ cấu naỳ, NĐT than lần lượt tăng thêm 3.078 MW và 531MW. Ngược lại, năng lượng tái tạo giảm lần lượt là 8.170MW và 16.110MW.

Khác với những quy hoạch điện trước đây,quy hoạch lần này đưa ra tỷ lệ các nguồn theo một khoảng gồm cận dưới và cận trên thay vì một con số tỷ lệ cụ thể.  Tuy nhiên bảng công suất chi tiết về nguồn lại cho thấy, NĐTcận trên được lựa chọn (31,2%), trong khi với năng lượng tái tạo lại sử dụng cận dưới (24,3%). Trong 10 năm (2021-2030), của Quy hoạch điện VIII, công suất năng lượng tái tạo được phát triển chủ yếu chỉ là kế thừa công suất đã được phê duyệt bổ sung  vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, gần như không phê duyệt thêm mới trong 10 năm.mà ngược lại giảm đi so với công suất đã được phê duyệt bổ sung vào QHĐ VII điều chỉnh tới 4.515MW.

2. Do chưa nhìn nhận đúng mức về vai trò của năng lượng tái tạo, Dự thảo Quy hoạch điện VIII chưa đưa ra được những giải pháp hiệu quả để khai thác nguồn nănglượng không mất chi phí nhiên liệu này. Đánh giá hiện trạng phát triển nguồn điện toàn quốc, văn bản trình Chính phủ nêu rõ “Trong khi các nguồn năng lượng tái tạo có tổng công suất lắp đặt khoảng 17.369 MW (tỷ lệ 25% công suất lắp đặt hệ thống) nhưng chỉ tạo sản lượng khoảng 4,63% tổng điện năng sản xuất của toàn hệ thống”. Điều này cần được cân nhắc, xem xét, nhân định một cách công bằng. Có thể do hệ thống lưới không đáp ứng được yêu cầu nên nguồn năng lượng tái tạo phải tiết giảm công suất, dẫn tới sản lượng điện không được như khả năng phát ra để có giải pháp khắc phục. Ngoài ra, việc cắt giảm năng lượng điện tái tạo còn do quy hoạch nguồn và lưới đã không được tính toán đúng trong giai đoạn trước đó.

 Theo những kết quả nghiên cứu gần đây, nếu phát triển năng lượng tái tạo thì sẽ tạo ra số lượng việc làm gấp đôi trên cùng 1 công suất so với điện than. Tạo việclàm cho người dân trong quá trình phục hồi sau đại dịch là một vấn đề bức thiết, Nếu tiếp tục thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo. nhất là các giải pháp phân tán thì có thể góp phần tạo ra nhiều việc làm ở địa phương và hạn chế được vấn đề di dân. Thực tế phát triển toàn cầu gian gần đây cho thấy, sự phát triển vượt bậc của công nghệ tích trữ năng lượng là giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề thiếu ổn định của năng lượng tái tạo. Giá pin tích trữ diện giảm khoang 80% trong thời gian từ 2010 đến 2020 đã đưa giá diện tích trữ bằng pin xuống đến10,8centUSD/KWh. Ở Viêt Nam, năm 2019, GreenID đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Bền vững Tiên tiến (IASS) thực hiện nghiên cứu Những kĩ năng và tiềm năng tạo việc làm trong tương lai từ năng lượng tái tạo. Mô hình thí điểm ở An Giang: thậm chí đã đưa giá điện xuống 5 cent/kWh, rẻ hơn cả giá tích trữ bằng thủy điện tích năng, và được dự báo còn khoảng 40% so với hiện nay.

Dự thảo Quy hoạch chưa xem xét tới công nghệ này trong giai đoạn 2021-2030, và đưa vào một số lượng nhỏ sau 2030. Điều này sẽ khiến Việt Nam tụt lại ở phía sau so với thế giới về phát triển năng lượng tái tạo.

3. Điều lo ngại trong dùng năng lượng tái tạo là xử lý môi trường sau dự án. Theo các nhà nghiên cứu thì đây là vấn đề không đáng ngại vì các nhà khoa học đã tính toán và c ho biết hầu hết nguyên vật liệu của “pin” quang điện đều có thể tái chế chứ không gây ô nhiễm như acqui hay pin thông thường. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững, cần sớm nghiên cứu để có cơ chế chính sách phù hợp liên quan tới thu nhận và xử lý rác thải từ pin năng lượng mặt trời. Nhìn ở góc độ kinh tế tuần hoàn thì đây có thể sẽ là cơ hội cho Việt Nam phát triển ngành công nghiệp tái chế pin quang điện trong tương lai.để tận dụng tài nguyên sẵn có,giúp chủ động phát triển kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu điện hiện nay.

4. Tham vọng đặt vào nhiệt điện than trong quy hoạch (2021-2030), và tiếp tục kéo dài sự phát triển sang giai đoạn 2030-2045. ẩn chứa nhiều rủi ro cần được làm rõ. Trong 10 năm của quy hoạch (2021-2030), NĐT vẫn tiếp tục gia tăng mạnh,với công suất năm  2030 dự kiến lên 22.000 MW, đưa tổng công suất điện than lên gấp  gần 2 lần so với năm 2020. Đến giai đoạn 2030-2045, điện than dự kiến còn tăng thêm khoảng 8000 MW.  Từ góc nhìn Liên minh Phát triển Năng lượng Bền vững, các nhà phân tích cho rằng, cần phải đánh giá lại dựa trên khả năng tiếp cận vốn trong thực tế, của quá trình phát triển dự án NĐT trong quá khứ và  trước những biến động tài chính và những thay đổi lớn gần đây của ngành than.

Trong thư kiến nghị lần 3 của VSEA gửi tới Bộ Công thương ngày31 tháng 05 năm2021, tổ chức này cho biết, Hàn Quốc và Nhật Bản trong số ba quốc gia còn đầu tư cho nhiệt điện than ở Việt Nam đã chính thức tuyên bố dừng cấp vốn cho các dự án điện than mới. Gần đây nhất, ngày 15/07/2021, Bộ Thương mại và Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc cũng đã ban hành Hướng dẫn về đầu tư xanh trong đầu tư và hợp tác quốc tế  đã nêu bật triết lý phát triển là “bảo vệ nghiêm ngặt môi trường sinh thái, và kiểm soát một cách hiệu quả lượng khí thải carbon, Theo đó, Trung Quốc sẽ  chuyển hướng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xanh ở nước ngoài,, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Như vậy, có thể nói nguồn tài chính lớn cho điện than ở Việt Nam đều đã đóng lại. Vấn đề đặt ra là sẽ tiếpcận nguồn tài chính nào để phát triển điện than? Đánh giá tính khả thi của dự án NĐT từ góc nhìn tiếp cận vốn, rất cần phân loại rõ các nguồn để đảm bảo 30.000MW điện than dự kiến phát triển từ nay tới 2045.Từ những thay đổi như phân tích, VSEA nhận định 16.400 MW điện than đang ở bước đàm phán sẽ không khả thi để tiếp cận nguồn vốn. Do vậy cần loại bỏ 14 dự án NĐT ra khỏi Quy hoạch điện VIII.

Theo nhận định của VSEA, trong số 30.000 MW công suất điện than dự kiến phát triển từ nay tới 2045, đa số đã được đưa vào từ Quy hoạch điện VII, nhưng chậm triển khai nên đã đẩy lùi thời gian vận hành trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, và nay lại tiếp tục đẩy lùi thời gian vận hành trong Quy hoạch điệnVIII. Tình trạng dự án treo từ quy hoạch này sang quy hoạch khác như là sự lãng phí lớn về nguồn lực và kìm hãm sự phát triển kinh tế của người dân, gây ra nhiều bức xúc trong đời sống. Nếu những dự án không khả thi tiếp tục được đưa vào quy hoạch mà không có vốn thưc hiện sẽ không chỉ ảnh hưởng tới an ninh năng lượng mà còn kéo lùi sự phát triển kinh tế xã hội  Bên cạnh đó, sự biến động của giá than trong thời gian qua cũng là một cảnh báo rủi ro rất lớn về hệ lụy kinh tế nếu tiếp tục phát triển điện than.

Thực tế giá than 6 tháng đầu năm 2020 đã là 98,8 USD/tấn, đến năm nay đã tăng lên159,7 USD/tấn có nghĩa là tăng 150%, gấp hơn 100 lần so với tốc độ dự báo trong Quy hoạch điện VIII. Với giá than 80USD/tấn, giá điện quy dẫn (LCOE) ước tính khoảng 6 UScent/kWh đến 7 UScent/kWh. Với giá than tăng lên 150 đến 160 USD/tấn như hiện nay, LCOE khoảng từ 10 đến 11 UScent/kWh, đắt hơn điện gió ngoài khơi theo FIT là 9,8 UScent/kWh. Nếu tính cả chi phí ngoại biên (chi phí môi trường sức khỏe) giá sản xuất điện than có thể tăng thêm 5 UScent/kWh nữa, tương đương 15-16UScent/kWh. Như vậy, giá điện than không hề rẻ mà ngược lại đắt nhất và đắt hơn tất cả các loại năng lượng tái tạo đang hưởng theo  giá FIT.

Thay lời kết luận

Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, không phát triển thêm điện than là nguyện vọng của người dân và chính quyền ở nhiều địa phương. Việc từ chối tiếp nhận, để xuất dừng dự án hoặc chuyển đổi nhiên liệu của một loạt địa phương trong thời gian qua ở nhiều địa phương cho thấy rõ sự không ủng hộ NĐT. Tuy nhiên, nhiều dự án NĐT vẫn nằm trong dự thảo quy hoạch lần này.

Đối với khối doanh nghiệp, cơ chế ưu đãi đã giúp thị trường điện mặt trời phát triển bùng nổ từ con số 0 lên khoảng 17.000MW trong vòng 2 năm. với dự thảo đưa ra. ngành điện mặt trời mới khởi sắc đã khó tồn tại. Quyhoạch phát triển 2000 MW điện mặt trời trong vòng 10 năm sẽ thu hẹp thị trường khiến hàng loạt doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực này có thể chết yểu. Các tổ chức khoa học độc lập và nhiều đối tác phát triển đã nỗ lực đóng góp trí tuệ và nguồn lực để hỗ trợ Việt Nam phát triển mạnh năng lượng tái tạo, dừng phát triển điện than mới. 

Dự thảo Quy hoạch Điện VIII cho thấy, Việt Nam vẫn tiếp tục xây dựng điện than mới đến năm 2035. Tiếp tục phát triển thêm điện than đồng nghĩa với tăng nguy cơ và rủi ro cho sức khỏe cộng đồng . Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa ô nhiễm không khí với gia tăng nguy cơ tử vong của bệnh nhân mắc Covid-19. Từ những ý kiến đóng góp và đề xuất của VSEA đối với dự thảo Quy hoạch điện VIII, Các nhà phân tích hy vọng, những vấn đề đề xuất sẽ hữu ích và được các cơ quan ra quyết định công tâm xem xét để bản Quy hoạch được phê duyệt phản ánh nguyện vọng của người dânvà theo đúng yêu cầu “xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượnghoá thạch đã được nhấn mạnh trong Nghị quyết 55-NQ/TW./.