Voi châu Á (Elephas maximus L.) là động vật hoang dã được bảo vệ cấp I ở Trung Quốc. Loài động vật này được Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources-IUCN-) còn gọi là Liên minh Bảo tồn Thế giới (World Conservation Union-WCU-) một trong những tổ chức bảo vệ thiên nhiên, xếp hạng là loài nguy cấp, nhưng chỉ còn khoảng 300 cá thể hoang dã trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều việc làm của đất nước này đã khiến nguy cơ đe dọa về sự tồn tại của loài động vật này ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt khi không xem xét nghiêm túc đến tác động chuỗi của việc xây dựng những con đập thủy điện trên sông Mekong.
Theo các nhà phân tích, lưu vực Lan Thương (Trung Quốc) thuộc Thượng nguồn sông Mê Kông là vùng sinh cảnh quan trọng của voi châu Á, nhưng cũng rất phong phú về tài nguyên nước để xây dựng các nhà máy thủy điện. Tại đây, theo quy hoạch năng lượng tái tạo, Trung Quốc đã xây dựng nhà máy thủy điện Cảnh Hồng và hàng loạt các đập thủy điện khác, bắt đầu từ năm 2003.
Trong xây dựng đập nước Cảnh Hồng, việc đánh giá tác động môi trường của dự án đã không được xem xét toàn diện về ảnh hưởng của công trình đến đời sống và sinh cảnh của đàn voi châu Á Việc kết nối cảnh quan giữa sinh cảnh và các khu bảo tồn, giữ vai trò thiết yếu trong bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt đối với các loài nguy cấp hàng đầu như voi châu Á, cần nơi sống rộng lớn bao trùm nhiều hệ sinh thái, đã không được quan tâm.
Khi nhà máy thủy điện đi vào vận hành, mực nước đập dâng cao và mặt nước mở rộng khiến các bờ đất trở nên ẩm ướt và trơn trượt hơn ở cả hai bờ dòng chảy. Mặc dù các cá thể voi châu Á có thể lội xuống và bơi qua sông, nhưng lòng bàn chân phẳng lì khiến chúng không thể leo lên bờ trở lại và bị kẹt lại dưới dòng nước. Hệ quả dẫn đến là, trong thập kỷ qua không cá thể voi nào có thể vượt qua được sông Mê Kông, khiến các tuyến di chuyển và dòng gen của voi châu Á sống ở hai bên sông Mê Kông đã bị hồ chứa nước ngăn cách.
Thực tế diễn ra cho thấy, sinh cảnh hạn chế là một thách thức đặc biệt ngiêm trọng đối với quần thể Mãnh Hải-Lan Thuơng chiếm trên 6% cá thể voi hoang dã sống tại Trung Quốc. Tiểu quần thể này, từng tồn tại ở bờ Đông sông Mê Kông nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tây Song Bản Nạp, nay đã phải chuyến sang bờ phía Tây và không thể quay lại được. Bị mắc kẹt ở bờ phía Tây, đàn voi lang thang khắp các ngôi làng, trong các vùng đất nông nghiệp và những khu rừng phân mảnh, gây xung đột nghiêm trọng giữa người và voi. Từ năm 2011 đến 2019, những cá thể voi lang tang đã giết hại 27 người và làm bị thương hơn 50 người khác, đồng thời phá hoại mùa màng, nhà cửa, gây thiệt hại kinh tế ước tính trên 3 triệu USD.
Tác động tiêu cực của đàn voi bị các con đập cô lập là rất lớn và lâu dài. Từ những tác động bất lợi diễn ra, các nhà nghiên cứu đã khuyến nghị Chính phủ Trung Quốc cần thực hiện biện pháp thích hợp để giảm thiểu các tác động này. Các khuyến nghị đã tập trung vào:
-Thiết lập hành lang cho voi châu Á đi qua sông Mê Kông và tăng kết nối môi trường sống và cơ hội trao đổi gen.
-Lên kế hoạch và xây dựng khu bảo tồn trong các khu rừng và vùng đồng cỏ ở những nơi thích hợp làm sinh cảnh cho voi như Lan Thương và Mãnh Hải nhằm để bảo vệ quần thể voi bị cô lập ở Mãnh Hải - Lan Thương
-Thiết lập hệ thống giám sát và cảnh báo sớm, tích hợp với các trang thiết bị như máy bay không người lái, nhằm ngăn ngừa xung đột giữa người và voi trong lai.tương