Tín ngưỡng thờ Trần Triều

Trong một số ngôi chùa, hoặc các đền thờ, ta thấy có Ban thờ Trần Triều, hay Nhà Trần. Vậy Ban thờ Trần Triều gồm những ai, có công trạng gì với đất nước ta, mà được tôn thờ như vậy.

tin-nguong-tho-tran-trieu-1633099131.jpgTranh phác hoạ thờ Trần Triều

Nghe từ Trần Triều, chắc mọi người có thể suy đoán một phần là các vị thần này có họ Trần, hoặc có liên quan đến dòng họ này.

Thông tin từ Minh Hải (báo Pháp luật Việt Nam), cho biết, tín ngưỡng thờ cúng nhà Trần gắn liền với những huyền tích về Đức Thánh Trần - một vị anh hùng dân tộc có công lớn dẹp quân Nguyên. Được hình thành từ quá trình thần hóa một nhân vật có thật trong lịch sử, anh hùng dân tộc là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và con cái, tướng lĩnh hầu cận tạo nên một hệ thống thờ tự chặt chẽ, lề lối với đủ các cấp bậc. 

Các vị Thánh nhà Trần gồm: Đứng đầu là Đức đại vương chính cung (Cửu Thiên Vũ Đế Trần Triều hiển thánh Thái Sư Thượng Phụ Quốc Công bình bắc đại nguyên suý Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương thượng thượng thượng đẳng thần). Hầu cận Đức Thánh là quan Nam Tào và quan Bắc Đẩu.

Tiếp theo Tứ vị vương tử là con của Đức Thánh là:  Đức thánh Cả (Khai quốc công Hưng Vũ đại vương Trần Quốc Nghiễn), Đức Phó Tằng (Tiết độ sứ Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Uất), Đức thánh Tam (Khai quốc công Hưng Hiến đại vương, Đệ tam Ông cửa suốt Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng), Đức thánh đệ tứ (Khai quốc công Hưng Trí đại vương Trần Quốc Hiện).

Cùng với đó là Nhị vị vương cô Đức tiên cô đệ nhất (Trần triều Vương nữ đệ nhất Quyên Thanh công chúa Trần Thị Trinh) và Đức tiên cô đệ nhị Đại Hoàng (Trần triều Vương nữ đệ nhị Đại Hoàng công chúa Điện Súy phu nhân Trần Thị Tĩnh). 

Tiếp theo, Lục Bộ Đức Thánh Ông (đây là các danh tướng không mang họ Trần nhưng thuộc về công đồng Trần triều và luôn được phối tự ở các Đền Trần Triều, các hàng lục bộ đều mặc áo đỏ, về bắt tà, đi trên than lửa, lưỡi cày nung nóng) Gồm Điện Tiền Phò Mã Phạm Tướng Quân; Tả Yết Kiêu tướng quân;  Hữu Dã Tượng tướng quân;  Nghi Xuyên tướng quân;  Hùng Thắng tướng quân; Huyền Do tướng quân. Cùng cô bé Cửa Suốt, cậu bé Cửa Đông và chư quan tướng hạ ban Ngũ hổ tướng quân.

Có thêm một lý giải về nguồn gốc Nhà Trần trong tục thờ cúng: “Xét về nguồn gốc nhà Trần xuất phát từ dòng tu tiên Đạo giáo, gốc của pháp Tứ phủ (Đạo mẫu)  tức chính là Tam phủ ( còn có thể nói là Đạo tiên). Vì vậy nên Nhà Trần không thuộc Tứ phủ, và có một lối thờ phụng riêng và phép tắc khác hoàn toàn so với bên Tứ phủ. Tuy vậy nhưng Thần Chủ của Tứ Phủ và bên Nhà Trần đều không thuộc dòng Thiên Tiên – tuân chỉ Ngọc Hoàng giáng phàm để cứu dân độ thể, khuyến Thiện – phạt Ác – dù khác nhau về xuất thân nhưng nhiệm vụ đều như nhau, chính vì vậy mà hiện nay có sự phối thờ Trần Triều và Tứ phủ”.

Trong bức tranh Trần Triều phác hoạ mà ta hay bắt gặp, được sắp xếp lần lượt như sau (ảnh trên, nguồn từ Căn).

- Đức đại vương (Cửu thiên vũ đế Trần Triều hiển thánh Thái Sư Thượng Phụ Quốc Công bình bắc đại nguyên suý Nhân Vũ Hưng Đạo đại vương thượng thượng thượng đẳng thần)

- Tả Yết Kiêu tướng quân (Tên thật là Phạm Hữu Thế, là tùy tướng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, ông có tài bơi lội như loài thủy tộc, Trần Hưng Đạo trọng dụng và đặt tên là Yết Kiêu, ông được vua Trần phong tước Trần triều Hữu tướng đệ nhất bộ đô soái thủy quân tước hầu, lễ hội của ông ngày 15/1).

- Hữu Dã Tượng tướng quân ( ông rất giỏi huấn luyện voi, là tướng giỏi lục quân.

- Vương cô đệ nhất Quốc Mẫu (Trần triều Vương nữ đệ nhất Quyên Thanh công chúa Trần Thị Trinh, là vợ Vua Trần Nhân Tông.

- Vương cô đệ nhị Đại Hoàng (Trần triều Vương nữ đệ nhị Đại Hoàng công chúa Điện Súy phu nhân Trần Thị Tĩnh).