Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quy chế công tác văn thư

Nhằm quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung, quy trình nghiệp vụ, tổ chức hoạt động của công tác văn thư…, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định về Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Toà án.

Tại Quyết định Ban hành Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Toà án nhân số 01/QĐ-TANDTC, yêu cầu: “…Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án các Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này…”.

quy-che-cong-tac-van-thu-1-1645064807.pngQuyết định số 01/QĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao.

Kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TANDTC là “Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Toà án nhân dân” nêu rõ “Đối tượng áp dụng: 1/Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Tòa án nhân dân cấp huyện); 2/ Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống Tòa án nhân dân; 3/ Công tác văn thư của Tòa án quân sự các cấp thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và do Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương quy định…”.

quy-che-cong-tac-van-thu-2-1645064857.pngTòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang triển khai công tác tòa án năm 2022.

“Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Toà án nhân dân” cũng đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng của công tác văn thư, yêu cầu người làm công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật hoặc được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ văn thư và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc; được xếp ngạch bậc và được hưởng chế độ, quyền lợi theo quy định của pháp luật