Khai mạc chợ đêm thị trấn Na Hang
Ông Hoàng Văn Hiếu, Chủ tịch UBND Thị trấn Na Hang cho biết: Việc tổ chức và đưa vào hoạt động chợ đêm Thị trấn Na Hang là một hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn thành phố và các xã lân cận; giới thiệu, quảng bá các sản phẩm truyền thống, món ăn ẩm thực của địa phương đến với du khách trong, ngoài tỉnh. Đây cũng là hoạt động nhằm phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, phục vụ du khách đến thăm quan, tạo điều kiện cho người dân địa phương phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa các dân tộc, trao đổi mua bán
Chợ đêm Thị trấn huyện lỵ, Na Hang có 25 gian hàng, có các hoạt động vui chơi, giải trí, trò chơi dân gian, hoạt động kinh doanh. gồm 4 khu chính:
Khu vực kinh doanh ẩm thực: Nấu trực tiếp và có chỗ cho khách tham quan khu vực nấu, chế biến và sử dụng tại chỗ để khám phá về văn hóa ẩm thực của các dân tộc huyện Na Hang. Ưu tiên các món ăn dân tộc món ăn từ Cá hồ thủy điện Tuyên Quang, thịt lợn chua, trâu, bò sấy khô, Bún tày Đà Vị nấu với Vịt suối Côn Lôn, cua đá, ốc ruộng, cá chép ruộng, bánh đúc...
Gian hàng tại chợ đêm thị trấn Na Hang
Khu vực kinh doanh đặc sản của địa phương: Các xã, thị trấn có gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm đặc sản của địa phương nhằm quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, tìm mối tiêu thụ, giao lưu với du khách để lắng nghe ý kiến góp ý của người tiêu dùng không phải là người địa phương, từ đó ngày càng phát triển hơn nữa sản phẩm của mình cả về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. Khu vực dịch vụ mua sắm: Trưng bày và bán các sản phẩm hàng lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, quần áo các dân tộc trên địa bàn huyện, khăn thêu của người dao tiền, dao đỏ, chăn, mền thổ cẩm ... gắn với quảng bá du lịch Na Hang.
Khu vực kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí: Tổ chức các trò chơi dân gian như đánh pam, nhảy sạp, đi cà kheo; liên kết các đội, nhóm văn nghệ giao lưu âmnhạc, văn hóa dân tộc xen lẫn hiện đại như: Hát then, đàn tính, nhảy chachacha, …
Chợ đêm Thị Trấn Na Hang ra đời không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán các đặc sản địa phương do nhân dân tự sản xuất, chăn nuôi mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, gắn kết tình cảm của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Na Hang và các huyện lân cận.