Việt Nam diễn nghĩa – Tập V (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 22)

Trân trọng giới thiệu tiếp tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa” - Tập V “NỘI CHIẾN TRỊNH -NGUYỄN VÀ NHÀ TÂY SƠN” của PGS TS Cao Văn Liên.

chuaigiam1-kienthuc-fvtg-1648135041.jpgTượng thờ Hoàng Ngũ Phúc tại đền thờ ở xã Tâm Mỹ, huyện Yên Dũng, Bắc Giang ngày nay. Nguồn: Internet.

 

Kỳ 22.

Sau trận thắng lớn, trong tổng hành dinh Nguyễn Nhạc nói:

-Chúng ta nhân đà thắng lớn phải tấn công đánh lấy Quảng Nam, tiếp cận gần để vượt Hải Vân đánh lấy Phú Xuân.

Các tướng đều nói:

-Chúa công nói phải lắm.

Nguyễn Nhạc nói tiếp:

-Tướng quân Lý Tài, tướng quân Đặng Xuân Phong, Đào Văn Hổ, Đặng Văn Chân, Lê Văn Hưng, Lê Văn Lợi.

-Dạ, có mạt tướng.

-Tướng Lý Tài thống lĩnh cùng các tướng đem 3 vạn quân đến đóng ở sông Thế Giang huyện Duy Xuyên.

-Dạ, chúng mạt tướng tuân lệnh.

-Tướng quân Tập Đình thống lĩnh cùng các tướng Lê Văn Lợi, Lê Văn Thanh, Lê Văn Bưu, Mạc Phù Quan đem 3 vạn quân đến đóng gần Kim Sơn để hỗ trợ cho hai cánh quân ở Thế Giang và ở sông Cối Giang.

-Dạ, chúng mạt tướng tuân lệnh.

-Ta sẽ đem 4 vạn quân ra sông Cối Giang cùng phối hợp đánh quân Nguyễn.

-Nữ tướng Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Bùi Thị Lan.

-Dạ có mạt tướng.

-Ba nữ tướng ở lại cùng tướng Phan Văn Lân lo quân lương và bảo vệ Quy Nhơn.

-Chúng mạt tướng tuân lệnh.

Bảy vạn quân Nguyễn do Quận công Nguyễn Cửu Dật, Thống binh Huy và Hiến kéo vào phố Mỹ Thị, Hòa Vang. Hai bên ở thế giằng co nhau. Nguyễn Nhạc bỏ Cối Giang rút về Thiên Lộc, Duy Xuyên. Thiên Lộc nằm giữa nhiều nhánh sông, một bên là núi và quan lộ, một bên là sông. Nguyễn Nhạc nói với các tướng:

-Vị trí Thiên Lộc này ta có thể mai phục đánh quân Nguyễn nếu chúng tấn công theo đường lớn, phía sau lưng đã có sông bảo vệ, địch không có thủy binh, ta cứ yên tâm mà đánh mặt trước.

Các tướng nói:

-Chúa công nói phải lắm.

Phía quân Nguyễn sau khi quan sát địa hình Thiên Lộc, Nguyễn Cửu Dật nói với Thống binh Huy:

-Quân Tây Sơn chỉ chú ý ở mặt đường lớn, không chú ý mặt sông sau lưng, nếu có một đạo thủy binh đánh sau lưng quân Tây Sơn thì sẽ phá được Nguyễn Nhạc.

-Thồng binh Huy nói;

-Nhưng làm sao có được thuyền chiến mà có được thì làm sao thuyền chiến lớn đi vào một con sông nước không sâu thế này?

-Ta bí mật vơ vét huy động thuyền nhỏ của dân chài, đặt đại bác nhỏ lên, khi xung trận thì tăng cường súng hỏa mai, tạc đạn cũng tạo được hỏa lực bất ngờ đủ sức tiêu diệt quân Tây Sơn. Ăn nhau là ở yếu tố bất ngờ.

Thống binh Huy nói:

-Ta nghĩ ra rồi.

-Thống binh nghĩ ra được diệu kế gì?

Cho lính đắp bờ chắn sông ở hạ nguồn cho nước sông dâng lên cao thuyền chiến lớn chắc cũng vận động tốt.

-Diệu kế, diệu kế.

Vào một buổi sáng hàng vạn quân Nguyễn bất ngờ tấn công từ sườn núi xuống đường cái quan. Quân Tây Sơn dồn hết lực lượng nghênh chiến, bỏ trống mặt sông sau lưng. Hai bên bắn hỏa mai, ném tạc đạn, xác quân hai bên ngổn ngang nhưng quân Tây Sơn vẫn giữ vững căn cứ thiên Lộc. Bất ngờ từ phía sau quân Tây Sơn, hàng trăm thuyền đánh cá biến thành thuyền chiến dàn kín mặt sông đến 2 dặm. Đại bác bé nhả đạn tới tấp cùng tạc đạn và súng hỏa mai bắn như mưa. Quân Tây Sơn bị đánh tập hậu chết nhiều, thế trận tan vỡ rối loạn. Các tướng Tây Sơn và hàng nghìn quân tiếp tục gục xuống. Trong đạn lửa máu chảy xương tan, các tướng Tây Sơn hộ vệ Nguyễn Nhạc mở đường máu chạy về Bến Ván và Châu Ô, Quảng Ngãi. Đạo quân của   Lý Tài cũng bị quân Nguyễn đánh úp. Tập Đình cũng không thể cứu được cả hai đạo quân. Nguyễn Nhạc rút về Mỹ Thị. Trong tổng hành dinh Nguyễn Nhạc gọi:

-Thám mã đâu.

-Dạ, bẩm chúa công.

-Tướng quân đem mệnh lệnh của ta truyền cho tướng Tập Đình ở Thế Giang cùng ta tấn công Quảng Nam.

-Dạ, vâng lệnh chúa công.

Nguyễn Nhạc lại bảo một thám mã khác:

-Tướng quân truyền mệnh lệnh của ta cho tướng Lý Tài đem quân cùng ta và Tập Đình tấn công Quảng Nam.

-Dạ, tuân lệnh.

Ba đạo quân cùng tấn công Quảng Nam. Quân Nguyễn do Chưởng cơ Tôn Thất Thăng chỉ huy hành quân sắp đến Quảng Nam, chợt có thám mã báo:

-Dạ, bẩm Chưởng cơ, ba đạo quân Tây Sơn thế mạnh như nước đang tràn vào Quảng Nam.

Tôn Thất Thăng hoảng hốt:

-Hả, sao chúng nhanh vậy? Chúng mạnh như hổ báo, ta tạm thời lui binh và tính sau.

Tôn Thất Thăng hạ lệnh:

-Toàn quân rút về đèo Hải Vân cố thủ không cho quân Tây Sơn đánh ra Phú Xuân.

-Dạ, tuân lệnh Chưởng cơ.

Rồi quân của Tôn Thất Thăng gần như tháo chạy. Quân Tây Sơn chiếm được Quảng Nam.

Tháng 4 năm 1774, trời mùa hạ nắng như đổ lửa, trong tổng hành dinh ở Quảng Nam, thám mã về báo cho Nguyễn Nhạc:

-Dạ, bẩm chúa công, Lưu thủ dinh Long Hồ là Tống Phúc Hiệp cùng tướng Nguyễn Khoa Thuyên đem 5 vạn quân từ Hòn Khói Nha Trang đã đánh chiếm Bình Thuận.

Lại có thám mã về báo:

-Dạ, bẩm chúa công, Tống Phước Hiệp để Nguyễn Khoa Toàn giữ Bình Thuận, còn ông ta kéo quân đánh Diên Khánh. Trấn thủ Diên Khánh của ta Lê Văn Hưng đã bỏ Diên Khánh rút về Phú Yên hội quân với tướng Nguyễn Văn Lộc.

                                                      IV

Tháng 9 năm 1774, trong phủ chúa Nguyễn ở Phú Xuân, Nguyễn Phúc Thuần, Trương Phúc Loan đang thiết triều thì có thám mã về báo:

-Dạ, bẩm Định Vương, bẩm Quốc phó, Tĩnh đô Vương Trịnh Sâm ở Thăng Long đã phái 5 vạn quân do Việp Quận Công, lão tướng Hoàng Ngũ Phúc làm Bình Nam Thượng tướng quân, Bùi Thế Đạt làm phó tướng đã đánh đến Bắc Bố Chính.

Cả triều đình chưa hết cơn hoảng hốt thì lại có thám mã về báo:

-Dạ bẩm chúa công, bẩm Quốc phó, Quân ta ở Bố Chính do tướng Trần Giai chỉ huy đã đầu hàng quân Trịnh và làm hướng đạo cho chúng vượt sông Linh Giang, tấn  công  lũy Thầy rồi ạ.

Nguyễn Phúc Thuần nói:

-Không được hoảng loạn, lũy Thầy kiên cố xưa đã từng 6 lần đánh bại những cuộc tấn công của quân Trịnh.

Tôn Thất Nghiêm nói;

-Tâu chúa công, lũy Thầy khó công phá nhưng thần thấy phải tăng lực lượng bảo vệ Phú Xuân.

Nguyễn Phúc Thuần nói:

-Thống suất Tống Hữu Trương;

-Có thần.

-Tướng quân đem 3 vạn quân đóng ở Lưu Đồn bên trong chiến lũy Nhật Lệ để ngăn chặn quân Trịnh, đề phòng lũy Thầy thất thủ.

-Mạt tướng tuân lệnh.

Nguyễn Phúc Thuần ra lệnh tiếp:

-Tướng quân Tôn Thất Chí, Nguyễn Văn Chính.

-Có mạt tướng.

-Hai tướng quân đem 3 vạn quân đóng ở phía Nam Lưu Đồn, khu vực Hồ Xá cùng Tống Hữu Trương bảo vệ Phú Xuân.

-Mạt tướng tuân lệnh.

(Còn nữa)

CVL