Theo sách "Kể chuyện tấm gương hiếu học", Vũ Duệ sinh năm Mậu Tý (1468). Ông đỗ trạng nguyên năm 22 tuổi, dưới thời vua Lê Thánh Tông. Năm 4 tuổi, Vũ Duệ bị bệnh đậu mùa, chết lả đi. Cha mẹ tưởng con đã chết, lấy chiếu bó thây, bỏ ở ngoài hiên, sáng sớm hôm sau đưa đi chôn. Hôm sau, trời bỗng nổi cơn mưa, người thân nghe thấy trong chiếu có tiếng khóc.Theo sách "Nguyễn Phúc tộc thế phả", hoàng tử Cảnh tức Nguyễn Phúc Cảnh (1790-1801), con trưởng của vua Gia Long. Năm 1793, hoàng tử Cảnh được lập làm Đông cung, để thay vua Gia Long sau này. Năm 1801, khi 21 tuổi, Nguyễn Phúc Cảnh chết vì bị bệnh đậu mùa. Sau khi Hoàng tử Cảnh qua đời, vua Gia Long buộc phải chọn hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm, tức vua Minh Mạng sau này, thay thế.Giống Nguyễn Phúc Cảnh, vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) cũng là vị hoàng tử triều Nguyễn bị bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, ông may mắn thoát chết, sau này lên làm vua nhà Nguyễn.Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, thoát chết khi mắc bệnh đậu mùa lúc còn nhỏ, căn bệnh này khiến vua Tự Đức trở nên ốm yếu, vô sinh. Vua Tự Đức không có con dù có hơn 100 vợ.Theo sách “Đại Nam thực lục”, dịch đậu mùa năm 1888 được xem là một trong những trận dịch lớn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đại dịch này bùng phát đầu tiên ở tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Theo thống kê của sử sách nhà Nguyễn, trận dịch này khiến 13.934 người chết.Theo sách "Đồng Khánh địa dư chí", trận dịch này bùng phát từ tháng 11 năm Đinh Hợi (1887) đến tháng 6 năm Mậu Tý (1888), dưới thời vua Đồng Khánh. Quảng Ngãi là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bệnh dịch này.Theo sách “Đại Nam thực lục”, sau cái chết của hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh, vua Gia Long rất quan tâm đến ngừa bệnh đậu mùa. Đến thời Minh Mạng, ông chính thức cho bác sĩ phương Tây dùng vaccine để phòng ngừa, điều trị đậu mùa ở nước ta.
Vua đầu tiên dùng vaccine trị bệnh dịch cho người Việt
ThS. Vương Xuân Nguyên
26/02/2021
Theo sách "Kể chuyện tấm gương hiếu học", Vũ Duệ sinh năm Mậu Tý (1468). Ông đỗ trạng nguyên năm 22 tuổi, dưới thời vua Lê Thánh Tông. Năm 4 tuổi, Vũ Duệ bị bệnh đậu mùa, chết lả đi. Cha mẹ tưởng con đã chết, lấy chiếu bó thây, bỏ ở ngoài hiên, sáng sớm hôm sau đưa đi chôn. Hôm sau, trời bỗng nổi cơn mưa, người thân nghe thấy trong chiếu có tiếng khóc.
Theo sách "Nguyễn Phúc tộc thế phả", hoàng tử Cảnh tức Nguyễn Phúc Cảnh (1790-1801), con trưởng của vua Gia Long. Năm 1793, hoàng tử Cảnh được lập làm Đông cung, để thay vua Gia Long sau này. Năm 1801, khi 21 tuổi, Nguyễn Phúc Cảnh chết vì bị bệnh đậu mùa. Sau khi Hoàng tử Cảnh qua đời, vua Gia Long buộc phải chọn hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm, tức vua Minh Mạng sau này, thay thế.
Giống Nguyễn Phúc Cảnh, vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) cũng là vị hoàng tử triều Nguyễn bị bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, ông may mắn thoát chết, sau này lên làm vua nhà Nguyễn.
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, thoát chết khi mắc bệnh đậu mùa lúc còn nhỏ, căn bệnh này khiến vua Tự Đức trở nên ốm yếu, vô sinh. Vua Tự Đức không có con dù có hơn 100 vợ.
Theo sách “Đại Nam thực lục”, dịch đậu mùa năm 1888 được xem là một trong những trận dịch lớn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đại dịch này bùng phát đầu tiên ở tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Theo thống kê của sử sách nhà Nguyễn, trận dịch này khiến 13.934 người chết.
Theo sách "Đồng Khánh địa dư chí", trận dịch này bùng phát từ tháng 11 năm Đinh Hợi (1887) đến tháng 6 năm Mậu Tý (1888), dưới thời vua Đồng Khánh. Quảng Ngãi là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bệnh dịch này.
Theo sách “Đại Nam thực lục”, sau cái chết của hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh, vua Gia Long rất quan tâm đến ngừa bệnh đậu mùa. Đến thời Minh Mạng, ông chính thức cho bác sĩ phương Tây dùng vaccine để phòng ngừa, điều trị đậu mùa ở nước ta.