Chuyện tình cùng lớp

Bà Quỳ với bà tám cùng tuổi ở cùng xã Đồng Công ngày xưa (nay là các xã Đức Đồng, Đức Lạng, Đức Lạc, Đức Hòa của huyện Đức Thọ và xã Ân phú của huyện Vũ Quang) tỉnh Hà Tỉnh. Đất rộng người thưa, hai bà cách nhau trên 6km theo đường chim bay. Muốn đến với nhau phải đi bộ qua sông, qua đồi.

Nhưng 2 bà biết nhau bởi cả 2 từng nổi tiếng là những cô gái phúc hậu đảm đang, đẹp nết, đẹp người từ thời con gái. Đến khi bà Quỳ lấy chồng thứ tự sinh được 1 trai đặt tên là Thương và 1 con gái thì chồng bà Quỳ chết bởi bệnh tim. Bà ở vậy, nuôi con khôn lớn.

 Bà Tám cũng cưới chồng. Sinh được 1 con trai bụ bẩm, đặt tên là Thắng. Bố Thắng đi bộ đội ở sư đoàn 312 và hy sinh tại mặt trận Điện Biên Phủ. Bà Tám cũng ở vậy nuôi con; từ ấy. Người trong làng cứ gọi tên bà Tám là bà Thắng.

chuyen-tinh-cung-lop-1641535318.jpgẢnh do tác giả cung cấp

 

Gần nhà bà Thắng có ông bà Túy sinh được 8 người con (4 trai 4 gái). Con gái đầu đặt tên là Vinh, thông minh, nhanh nhẹn, hiền lành.Thương, Thắng và Vinh đều vào học cùng lớp. Thương hơn Thắng 1 tuổi. Thắng hơn Vinh 2 tuổi. Học với nhau từ cấp I đến cấp II theo hệ giáo dục phổ thông 10/10. Cả 3 đều học khá, luôn được bạn mến, thầy tin. Bầu làm cán bộ lớp, Thương làm lớp trưởng, Thắng làm lớp phó, Vinh cũng làm lớp phó phụ trách (nữ công). Với sự hoạt động năng nổ. Đoàn kết sáng tạo, ý hợp tâm đầu nên lớp của họ, năm học nào cũng đạt nhiều thành tích trong học tập và hoạt động đội, đoàn. Luôn được nhà trường nêu gương khen thưởng. Ở vùng núi rừng hiểm trở này, tuổi trẻ ngày đó thường phải học muộn. Khi vào lớp 7, cũng là lúc đến tuổi dậy thì, Vinh càng đẹp hẳn lên, tóc dài, duyên dáng, thùy mị. Thương sớm phát hiện sự nổi trội của Vinh trong số các bạn gái nên đã muốn tỏ lòng yêu thương với nhiều ý tứ ao ước, e thẹn và khao khát. Vinh cũng cảm nhận Thương hay hát bài inh ả ơi của các dân tộc Tây Bắc nhiều hơn (….nhờ hẳn gió, chuyển sáng 3 hòn đồi….nhớ vẫn nhớ…ơi ai ơi..) và đến nhà mình nhiều hơn, xuất hiện thêm nhiều điều mới lạ, làm Vinh bối rối. Song Vinh cố tình như bình thường.

 Năm 1966, cả nước đã bước vào cuộc chiến chống Mỹ quyết liệt. Học hết cấp II. Thương được đặc cách vào thẳng cấp III. Còn Thắng và Vinh phải thi tuyển, đều đậu. Nhưng Thương quyết định bỏ học, anh xin nhập ngũ để được cầm súng bảo vệ tổ quốc. Lúc lên đường anh đến từng bạn chia tay lưu luyến. Đến nhà Vinh, có những điều khó nói đã xảy ra. May mắn làm sao, Bà Túy như đoán được sự lúng túng của Thương. Nói:

 -Thương có yêu Vinh thì cha mẹ gã cho đấy.

Thương im bặt, bỡ ngỡ, lúng túng nhìn Vinh, không nói nên lời, Vinh thì đỏ mặt ngoảnh đi, e thẹn. Ngày đó, Bà Quý cũng biết mọi sự im lặng ấy nên bà rất vui. Như có thêm niềm tin yêu để động viên con trai duy nhất vào quân đội.

 Sau vài tháng huấn luyện. Thương đã cùng đồng đội xẻ dọc trường sơn vào Nam chiến đấu. Nhiều tháng năm quyết liệt, nhiều đồng đội ngã xuống vì độc lập tự do, vì thống nhất tổ quốc Thương quyết không sờn lòng, càng hăng hái chiến đấu để có thể đẹp lòng tin yêu của mẹ, của quê hương và cả Vinh. Luôn chờ đợi mình chiến thắng trở về.

 Nhưng cuộc chiến ngày càng quyết liệt. Thư từ liên lạc khó khăn, vậy mà ở chiến trường Thương cũng biết được một ít tin tức của bạn bè. Học hết cấp III, Thắng cũng nhập ngũ, đủ sức khỏe học lớp lái máy bay, Vinh cũng học Trung cấp Y tế, khi Thắng ra trường. Vinh đã ổn định công việc ở một bệnh viện cấp huyện trong tỉnh. Thắng và Vinh đã tổ chức lễ cưới. Cả trời hồng trong Thương sẩm lại, chỉ biết mong 2 bạn hạnh phúc. Mình chả có gì mà ân hận, buồn phiền tiếc xót.

Có một ngày ở chiến trường. Thương nhận được thư của Thắng và Vinh. Thư viết rằng: Sắp có em bé, muốn hỏi Thương đặt tên em bé là gì để được nhớ nhau hoài. Thương cũng tranh thủ lúc ngừng tiếng súng, kê giấy, cầm bút viết trên ba lô, chữ ngoằn nghèo trả lời 2 bạn. (Đặt cháu tên gì là tùy các bạn, chỉ mong các bạn nuôi cháu lớn khôn và luôn nhớ nhau hoài).

 Bà Thắng cũng có thư riêng báo tin cho Thương nói rằng. Hai đứa nó đặt tên cho cháu trai của bà là Hoài Thương đấy….

 Ngày thống nhất non sông, Thương trở về quê mang thương tật đầy mình. Thương tàn nhưng không phế, được bà con bạn bè giúp đỡ. Thương vẫn có vợ hiền, đảm đang, vợ Thương cũng tên Vinh là cô bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh huyền thoại, Thương đang an dưỡng ở đoàn Thương binh nặng thì có tin sét đánh: Thắng bị tai nạn máy bay hy sinh cùng nhà nông học Lương Đình Của, bà Thắng và mẹ con Vinh vô cùng đau khổ.

 Một thời gian nữa, bà Thắng được tôn vinh là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Vì có chồng và con trai độc nhất hy sinh. Cháu Thương cũng lớn dần,Vinh còn trẻ được sự động viên của bà Thắng và những người thân thích nội ngoại, cùng nhiều sự thôi thúc khác. Lại có người thật sự yêu thương, cháu Thương được bà mẹ Việt Nam anh hùng chăm sóc. Vinh đi bước nữa, từ ấy Vinh có thêm 1 trai, 1 gái với người chồng mới, ở Sở Văn hóa thông tin tỉnh Nghệ Tĩnh. Sống trong thời bao cấp, Vinh cũng có những khó khăn như mọi người.

 Vào thời kỳ đất nước đổi mới. Vinh tạm đủ ăn, đủ mặc cho các con, thì người chồng mới của Vinh lại qua đời do mắc bệnh hiểm nghèo. Thấm thoắt thoi đưa, sau gần 50 năm ngày đất nước thống nhất- bà Quý- bà Tám đã về với tổ tiên. Lớp con của các bà như Thương và Vinh đã ở tuổi 70, ôn lại những ngày xưa, ông Thương không quên những người bạn cùng lớp của mình, nhớ đến 2 lớp phó, ông thốt lên.

 Thương Vinh lắm, Vinh ơi.

Theo Trái tim người lính