Lê Huy Mậu sinh năm 1949 xã Thanh Liên Thanh Chương Nghệ An. Ông học khoa triết đại học tổng hơp.
Hồi còn tuổi học trò, ông được thấy giáo mến mộ coi là trò cưng vì nhà nghèo mà học giỏi. Một hôm đến nhà thầy hỏi bài, thầy đi vắng Mậu thấy một bé gái đang bắt chuồn chuồn nơi bờ dậu một mình, Mậu đến bắt hộ. Cô bé có đôi mắt sáng thông minh và nhí nhảnh, thì ra đó là bé Hạnh Nhung, con gái yêu của thầy. Hạnh Nhung ít hơn Mậu 9 tuổi, ai ngờ đó là cơ duyên trời xe cho đôi trai tài gái sắc thành vợ thành chồng sau này.
Mậu đậu vào trường đại học tổng hợp, học khoa triết. Ra trường, anh vào Vũng Tàu nhận công tác ở Cục Hải quan của tỉnh. Lúc này bé Hạnh Nhung cũng thành cô sinh viên của trường đại học Nông nghiệp, khoa Thú y. Ra trường, hai người làm lễ cưới. Cậu học trò cưng thành con rể của thầy mình. Hạnh Nhung nhận công tác tại sở Nông nghiệp Nghệ An. Rồi cô được bầu là uỷ viên hội đồng nhân dân tỉnh. Hạnh Nhung khuyên chồng chuyển về tỉnh nhà công tác nhưng ông không chịu. Khi đấy chị có mang đứa con gái đầu lòng. Con nhà gia giáo nên chữ tam tòng tứ đức cô luôn mang nặng trong lòng. Thuyền theo lái gái theo chồng, Hạnh Nhung bỏ công việc ở sở Nông nghiệp Nghệ An, bỏ luôn Uỷ viên Hội đồng Nhân dân tỉnh, nơi đang hứa hẹn một tương lai rộng mở phía trước cho cô, để rồi vào với chồng, nguyện đứng đằng sau cái bóng của chồng mình.
Khi nhận công tác ở Cục Hải quan, Mậu, cậu sinh viên học triết mới ra trường, cộng với đức tính của quê hương xô viết, lại là lực cản của ngành nhạy cảm hải quan lúc bấy giờ. Cái ngành mà khi thuyền gặp vật cản là người ta phải lựa chiều để vượt qua, thế mà gặp anh thuyền nhất quyết phải quay đầu, những ngày chưa xin được việc là những ngày áp lực của Hạnh Nhung. Nhung như tù nhân bị nhốt trong ngôi nhà của chính mình, bởi khi chồng đi làm, anh dặn phải chốt hết các cửa, không được tiếp xúc, không được nhận quà của ai; cô sợ cả những bước chân rón rén đến gần cửa, tim đập như trống trận mỗi khi có ai đó vô tình gõ cửa. Được mấy năm, công việc này không phù hợp với tính cách của anh, nên anh xin chuyển sang ban Tuyên giáo của tỉnh. Người ta ngạc nhiên, vì biết rằng phải dùng tiền để được vào hải quan như ông mà không được, thế mà ông xin chuyển đi, một điều kỳ lạ lúc bấy giờ. Một thời gian sau, ông chuyển sang Hội Văn hoá nghệ thuật Vũng Tàu, nơi đúng với sở trường và tính cách nhà thơ của ông. Lúc này, con gái con trai của ông đã yên bề gia thất, đứa nào cũng ngoan, có việc làm ổn định. Những tưởng ông về hưu được hưởng tuổi già trong an viên, đứa con trai của ông là kỹ sư phần mềm, nó cần vốn để kinh doanh, giúp con, tài sản lớn nhất là ngôi nhà mặt phố của ông đành đem ra thế chấp để con trai vay tiền, nhưng thực tế và lý thuyết xưa nay là khoảng cách xa vời, người chưa có kinh nghiệm như con ông ắt phải vấp ngã, ông đành mất nhà.
Rồi cơn bạo bệnh của tuổi tác vừa rồi tưởng chừng như đem ông đi, nếu không có bàn tay của Hạnh Nhung, con gái rượu của thầy mình ngày nào chăm sóc. Năm ngoái, tôi vào uống rượu ở ngôi nhà mặt phố của ông, trong tiếng thở dài và đượm buồn của ông bà, bởi Ngân hàng kê biên ngôi nhà bất cứ lúc nào. Giờ đây, ngôi nhà ấy ông bán trả tiền cho ngân hàng, còn ít tiền ông mua đất làm nhà mới ở hẻm 6, tuy là hẻm nhưng gần biển hơn, giờ giải thoát được món nợ mà vì thương con vợ chồng ông phải gánh, ông như khoẻ ra, nhất là vợ ông chị Hạnh Nhung, ngoài là bác sỹ thú y, chị còn là nhà văn. Chị mới cho ra đời hai tập truyện ngắn mang bút danh “Hội An” và một số tản văn hồi ký khác.
Những ngày giáp tết này, vợ chồng ông miệt mài viết. Ông bảo ngoài đam mê ra còn kiếm ít két bia đón tết mà các Tạp chí đặt hàng báo xuân.
Vũng Tàu30/12/2021-PPQ
Theo Chuyện làng quê