Đột nhiên từ 10 năm trước và vừa qua, do thiếu tư liệu, một số tờ báo và đài truyền hình Việt Nam đã nhầm lẫn cho rằng 2 ca khúc Nga đó đều do ông Vương Thịnh dịch sang lời Việt. Việc đó đã xúc phạm người dịch lời bài Đôi bờ.
Để làm rõ chuyện này, xin cung cấp tư liệu từ 2 tập sách nhạc Liên Xô:
1- Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng 10, năm 1959 Nhà xuất bản Mỹ thuật Âm nhạc của Bộ Văn hóa đã xuất bản TẬP NHẠC LIÊN XÔ in 1500 cuốn tại nhà in Têrêxa, xong ngày 16/10/1959, gửi lưu chiểu tháng 10/1959, giá bán 0đ20 (hai hào).
Tập nhạc này có 15 bài như sau:
Như vậy trong tập nhạc này ông Vương Thịnh cùng ông Trần Cao Thụy dịch bài Vũ khúc công nhân mỏ, và một mình dịch bài Chiều Maskva.
2- Hai năm sau, cũng vào dịp kỷ niệm Cách mạng tháng 10 năm 1961, Nhà xuất bản Âm nhạc của Bộ Văn hóa đã xuất bản TẬP BÀI HÁT LIÊN XÔ với tên ngoài bìa là ĐÔI BỜ , tập nhạc này đang lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, số lưu trữ A547/61 ghi ở góc trên bên trái bìa tập nhạc, in 1300 cuốn tại nhà in Têrêxa, xong ngày 20/11/1961, gửi lưu chiểu tháng 11/1961, giá bán 0đ22 (hai hào hai xu).
Tập nhạc này có 6 bài như sau:
Như vậy trong tập nhạc này ông Trần Quý một mình dịch lời bài Đôi bờ và bài Hành khúc Đoàn quân lao động Cộng sản .
Hai ông Vương Thịnh và Trần Quý là những người đáng kính trọng, đều được đào tạo đại học tại Liên Xô, ông Vương Thịnh - nguyên Vụ trưởng thuộc Bộ Văn hóa - đã mất từ hơn 10 năm trước. Ông Trần Quý cùng với ông Trọng Bằng và Quang Hải là 3 nhạc sĩ được Bộ Văn hóa cử đi học chỉ huy giao hưởng ở Liên Xô, ông Trần Quý và ông Quang Hải học ở Nhạc viện Leningrad mang tên Rimsky Korshakov, ông Trọng Bằng học ở Nhạc viện Maskva mang tên Tchaikovsky, đều tốt nghiệp từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước. Nhạc sĩ Trần Quý - Nghệ sĩ Nhân dân, Giải thưởng Nhà nước về VHNT, nguyên Phó giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam - Nhà hát số 1 của nước ta. Năm nay ông Trần Quý 91 tuổi vẫn đang sống vui cùng con cháu.
Chung quanh việc nhầm lẫn này có 3 điểm chú ý.
1- Khi ông Vương Thịnh còn sống, cùng công tác tại Bộ Văn hóa với ông Trần Quý, hai ông không hề có chuyện nhầm lẫn hay tranh chấp bản quyền, sau khi ông Vương Thịnh mất, việc nhầm lẫn là do những người ngoài cuộc gây ra.
2- Từ 10 năm trước đến nay, ông Trần Quý đã khiếu nại tới Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) 2 lần về sự nhầm lẫn này. Trung tâm đã 1 lần thông báo cho Đài truyền hình Việt Nam.
3- Hai ca khúc Nga này đã và đang được Tổ chức bản quyền của Liên bang Nga Russian Authors Society (RAO) ủy quyền cho VCPMC bảo hộ tại Việt Nam về 2 quyền Sao chép và Truyền đạt.
Thế là đã rõ, với những chứng cứ trên, chúng ta có thể khẳng định:
Bài Chiều Maskva do ông Vương Thịnh dịch sang lời Việt.
Bài Đôi bờ do ông Trần Quý dịch sang lời Việt.
Để tránh chuyện bé xé ra to, từ khiếu nại trở thành khiếu kiện là điều không ai mong muốn !
Trong cuộc đời ai cũng có lúc nhầm lẫn, ca dao xưa có câu:
Ông Thánh còn có khi nhầm
Nữa là con gái hai nhăm tuổi đầu
Biết nhầm thì sửa, biết sai thì xin lỗi đó là cách ứng xử văn minh lịch sự thông thường.