Phương pháp tính can chi

Can Chi đã có rất nhiều học giả đã từng nghiên cứu, có nhiều phương pháp khác nhau nhưng cách tiếp cận mỗi người một cách khác nhau. Nhìn chung những cách tính đã có đều được nhiều người biết đến, bài nghiên cứu này đi sâu theo một phương pháp mới.

cach-tinh-can-chi-1638022326.jpgViệc xác định đúng can chi và ngày đầu năm dương lịch sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là giúp ích cho các nhà nghiên cứu lịch sử, sinh viên chuyên ngành sử học

 

Mở đầu:

Lí do chọn đề tài:

     Việc tìm hiểu Can Chi là một vấn đề rất phong phú và hấp dẫn. Tôi quyết định đi sâu vào một khía cạnh mà ít người đề cập đến.

Lịch sử nghiên cứu.

     Can Chi đã có rất nhiều học giả đã từng nghiên cứu, có nhiều phương pháp khác nhau nhưng cách tiếp cận mỗi người một cách khác nhau. Nhìn chung những cách tính đã có đều được nhiều người biết đến, bài nghiên cứu này đi sâu theo một phương pháp mới.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

 Có ý nghĩa quyết định cho nghiên cứu.
• Can Chi sẽ được nghiên cứu như thế nào?  những hiện tượng, những mối quan hệ nào của Can Chi là đối tượng nghiên cứu.

• Tìm ra cái mới, luôn được kế thừa cái hợp lý, có cơ sở từ trước, phải nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn, kết quả nghiên cứu phải được kiểm chứng trong thực tiễn.: 

Phạm vi nghiên cứu: 
- Xác định một cách rõ ràng hơn về Can Chi, thời gian nghiên cứu.
- Cần đảm bảo tính đại diện đủ để xem xét vấn đề nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.

 Phương pháp nghiên cứu theo vòng chuyển dịch chu kỳ Can Chi và theo Tam Hợp.

Cấu trúc bài nghiên cứu:

Chương 1: Can Chi.

1.Hệ can.

 2.Hệ chi.

Chương 2: Phương pháp tính Can Chi.

2.1 Phương pháp xác định ngày đầu năm dương lịch.

2.2 Phương pháp tính Can Chi.

2.3 Tính năm Can Chi theo chu kì tam hợp.

2.4 Dựa vào tam hợp xem tình duyên trong hôn nhân.

Chương 3: Ý nghĩa.

Về ý nghĩa khoa học.

Về ý nghĩa thực tiễn.

Chương 1: Can Chi.

     Việc xác định đúng can chi và ngày đầu năm dương lịch sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là giúp ích cho các nhà nghiên cứu lịch sử, sinh viên chuyên ngành sử học

     1. Hệ can: Gồm 10 yếu tố: Giáp - Ất - Bính- Đinh - Mậu - Kỷ- Canh - Tân- Nhâm - Quý. Được hình thành trên cơ sở năm hành phối hợp với âm dương mà ra. Vì vậy hệ này còn được gọi là thập can hay thiên can.

     2. Hệ chi: Có 12 yếu tố gồm: Tý- Sửu- Dần- Mão- Thìn- Tỵ- Ngọ- Mùi- Thân- Dậu- Tuất- Hợi. Hệ chi này bao gồm 6 cặp âm dương do ngũ hành biến hóa mà ra. Cho nên được gọi là Thập Nhị Chi hay Địa Chi. Tên mỗi Chi ứng với một con vật sống trên mặt đất gần gũi với cuộc sống của người nông dân.

      + Ghép Can- Chi lại với nhau, ta được hệ đếm gồm 60 đơn vị với các tên như: Giáp tý - Bính Dần - Nhâm Tuất - Ất Sửu -  Đinh Mão - Mậu Thìn - Kỷ Tỵ - Canh ngọ - Tân Mùi- Nhâm thân- Quý Dậu... Được gọi là hệ Can Chi hay lục giáp.

      Hệ Can Chi này dùng để gọi tên ngày tháng, năm cứ 60 năm được gọi là một Hội.

 Chương 2: Phương pháp tính Can Chi.

Phương pháp chuyển dịch chu kì Can- Chi:

     + Như chúng ta đã biết: Cứ 60 ngày, 60 năm là một vòng chu kì Can Chi, còn gọi là một hội và dựa vào vòng chuyển dịch chu kì Can Chi này chúng ta chỉ cần biết một ngày hoặc một năm Can Chi duy nhất thì chúng ta có thể biết tất cả các ngày, các năm còn lại trong thập kỉ, trong thế kỉ tương ứng với Can Chi là ngày gì, năm gì.

     2.1 Phương pháp xác định ngày đầu năm dương lịch:

     Để xác định ngày đầu năm dương lịch, trước hết chúng ta cần biết những mốc thời gian ổn định trong từng năm và có Can Chi ngày giống nhau đó là các ngày 1-3, 30 - 4, 29 - 6, 28 - 8, 27- 10, và 26 - 12. Bởi vì theo vòng tuần hoàn Can Chi thì cứ 60 ngày  là chu kỳ Can Chi lặp lại. Nếu lấy các mốc ngày khác thì sẽ không cố định, không có căn cứ được. vì nếu gặp năm nhuận thì tháng 2 dương lịch là 29 ngày (Tháng 2 năm không nhuận chỉ là 28 ngày).

 

 2.2 Phương pháp tính Can Chi

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Tân

Canh

Kỷ

Mậu

Đinh

Bính

Ất

Giáp

Quý

Nhâm

 

Bảng 1: Bảng xác định hệ Can Tr.cn

 

 

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Canh

Tân

Nhâm

Quý

Giáp

Ất

Bính

Đinh

Mậu

Kỷ

 

Bảng 2: Xác định hệ Can sau CN (Con số cuối cùng của năm dương lịch ứng với các Can trên).

    

Theo Giáo sư – Viện sĩ Trần Ngọc Thêm trong cuốn “ Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam” có một cách đổi năm dương lịch sang năm Can Chi cũng rất hay.

     Công thức: C= d[( D- 3) : 60]

     Trong đó : C- Mã số tên năm Can Chi; D - Năm dương lịch; d- Số dư của phép chia.

     Dưới đây là bảng Can Chi:

             Chi

Can

Tý        Sửu

Dần     Mão

Thìn      Tỵ

Ngọ     Mùi

Thân   Dậu

Tuất   Hợi

Giáp

Ất

1

                2

51

            52

41

              42

31

             32

21

              22

11

             12

Bính

Đinh

13

               14                         

3

             4

53

             54

43

               44

33

             34

23

             24

Mậu

Kỷ

25

               26

15

             16

5

             6

55

               56

45

            46

35

              36

Canh

Tân

37

              38

27

             28

17

             18

7

              8

57

             58

47

               48

Nhâm

Quý

49

             50

39

            40

29

             30

19

               20

9

            10

59

              60

 

 

      Cách đổi năm dương lịch sang năm Can Chi:

       C= d[ (D- 3): 60]

     Trong đó : C- Mã số năm Can Chi, D- Năm dương lịch, d- Số dư của phép chia. Ví dụ: Tìm tên Can Chi của năm 2012.

     Ta có: d[(2012- 3): 60] = 33 ( 29 là số dư, 29 là mã số của năm Nhâm Thìn). Các năm khác đều tính như vậy.

      Nhìn chung nếu tính theo công thức của GS Trần Ngọc Thêm chúng ta sẽ xác định được năm Can Chi của bất kì năm nào đó cần tìm. Công thức này chuẩn xác nhưng muốn tính được Can Chi lại phải nhớ bảng Can Chi. Vậy không cần phải nhớ bảng Can Chi, không cần biết công thức trên có một cách chúng ta có thể xác định Can Chi nhanh chóng và dễ dàng đó là phương pháp dựa vào vòng chuyển dịch của chu kỳ Can Chi và theo Tam hợp trong 12 con giáp. Đó là trọng tâm và là vấn đề chính của bài nghiên cứu này.

2.3 Tính năm Can Chi theo chu kì tam hợp.

    Theo chu kì Can Chi: cứ 60 năm là một vòng Can Chi. Vậy chỉ cần biết 1 năm duy nhất, xác định các năm còn lại không khó. Ví dụ năm 1945 là năm Ất Dậu, tìm năm Can Chi năm 2006. Chúng ta biết sau Ất Dậu sẽ là Bính Tuất. Vậy 60 năm sau là năm 2006 sẽ là năm Bính Tuất mà chúng ta cần tìm. Phương pháp này nhìn chung nó như là phương pháp tính nhẩm. Ví dụ như nhà Minh ở Trung Quốc được thành lập năm Mậu Thân 1368, tìm năm Mậu Thân trong thế kỉ XX, chúng ta sẽ biết ngay năm Mậu Thân trong thế kỉ XX là năm 1908 và 1968 vì chúng cách nhau 540 năm và 600 năm, tức là 9 và 10 vòng Can Chi.

    Theo Tam

Trong 12 con giáp: Tam hợp gồm các cặp số sau:

 Tý- Thìn- Thân;

 Sửu- Tỵ- Dậu;

Dần- Ngọ- Tuất;

 Mão- Mùi- Hợi.

      Bảng Tam hợp:

Bảng 1: Tam hợp Tý – Thìn- Thân

 

Giáp

04

24

44

64

84

Bính

16

36

56

76

96

Mậu

18

28

48

68

88

Canh

00

20

40

60

80

Nhâm

12

32

52

72

92

 

 

Bảng 2: Tam hợp Sửu-  Tỵ-  Dậu

Ất

05

25

45

65

85

Đinh

17

37

57

77

97

Kỷ

09

29

49

69

89

Tân

01

21

41

61

81

Quý

13

33

53

73

93

 

 

 

 

Bảng 3: Tam hợp Dần- Ngọ- Tuất

Bính

06

26

46

66

86

Mậu

18

38

58

78

98

Canh

10

30

50

70

90

Nhâm

02

22

42

62

82

Giáp

14

34

54

74

94

 

 

 

 

Bảng 4: Tam hợp Mão- Mùi- Hợi

Đinh

07

27

47

67

87

Kỷ

19

39

59

79

99

Tân

11

31

51

71

91

Quý

03

23

43

63

83

Ất

15

35

55

75

95

 

     Sở dĩ có bảng Tam hợp như trên là bởi vì năm Can Chi của chúng có cùng số đuôi với nhau. Ví dụ: Những năm có đuôi 04- 24- 44- 64- 84 sẽ ứng với các năm tương ứng là Giáp tý- Giáp thìn- Giáp thân... các năm khác đều như vậy và theo tam hợp thì cứ 100 năm hay 1000 năm chu kì sẽ lặp lại.

      Ví dụ: biết năm Giáp tý 1984, theo tam hợp Tý- Thìn- Thân, chúng ta sẽ dễ dàng biết được năm 1884 sẽ là năm Giáp Thân, 1784 sẽ là năm Giáp Thìn.

       Tất cả các tam hợp khác đều như vậy.

     Dựa vào bảng tam hợp , người học, người nghiên cứu không cần biết các công thức khác để tính Can Chi mà chỉ cần biết 1 năm duy nhất đó là năm thứ 4 sau Công nguyên: năm Giáp Tý, Sở dĩ lấy năm thứ 4- năm Giáp Tý, bởi vì trong hệ Can thì Giáp đứng đầu còn trong hệ Chi thì tý đứng đầu cho nên chúng ta sẽ lấy mốc là năm 4 sau công nguyên. Cứ 60 năm được gọi là 1 hội thì từ đầu công nguyên đến năm Giáp Tý 1984 chúng ta đã có tổng cộng là 33 hội.

       Cách tính 1 năm Can Chi bất kì:

         Ví dụ:  trong sách lịch sử có ghi: Năm Kỷ Tỵ, đời vua Gia Long ( 1802 - 1820). Chỉ cần đọc qua chúng ta sẽ biết ngay năm Kỉ Tỵ đời vua Gia Long sẽ là năm 1809. Bởi vì theo chu kì Can Chi thì năm 1804 sẽ là năm Giáp Tý , 1805 Ất Sửu, 1906 Bính Dần, 1807 Đinh Mão, 1808 Mậu Thìn, 1809 sẽ là Kỷ Tỵ.  Từ năm Kỷ Tỵ 1809 theo tam hợp chúng ta sẽ biết ngay năm 1709 sẽ là năm Kỷ Sửu và 1909 sẽ là năm Kỷ Dậu.

      Ví dụ tính năm Can Chi 2001, chúng ta lấy mốc nó cũng giống như Hằng đẳng thức đáng nhớ trong toán học, đó là năm 4 Giáp Tý. Cứ theo bảng chúng sẽ biết ngay đuôi của nó là số 1, vậy chắc chắn nó sẽ ứng với năm Tân, còn Tân gì thì ta sẽ tính: Năm 4 Giáp Tý, tính năm Tân gần nhất năm 4 Giáp Tý. Trước Giáp Tý sẽ lần lượt là 03- Quý Hợi, 02 Nhâm Tuất và 01 sẽ là Tân Dậu.

     Vậy theo Tam Hợp: Sửu- Tỵ- Dậu, chúng ta sẽ biết ngay 01 Tân Dậu, 101 Tân Sửu, 201 Tân Tỵ ... Cứ thế suy tiếp năm 1801 sẽ là năm Tân Dậu, 1901 sẽ là năm Tân Sửu và năm cần tính 2001 chính là năm Tân Tỵ.

     Như vậy chỉ cần biết một năm duy nhất chúng ta có thể dễ dàng xác định được từ năm 01 tới năm nay là năm con gì và ứng với Can Chi. Năm tính từ công nguyên biết năm thứ 04 Công nguyên là năm Giáp Tý, chúng ta có thể biết tất cả các Can Chi còn lại một cách nhanh chóng theo Tam hợp.

    Chẳng hạn như để xác định năm 1601 là năm gì, theo Tam hợp biết năm 01 là năm Tân Dậu thì suy tiếp theo Sửu- Tỵ- Dậu cuối cùng ta sẽ xác định được năm 1601 là năm Tân sửu. Từ năm Tân sửu này muốn tìm bất cứ một năm nào trong thế kỉ XVII chúng ta cũng dễ dàng xác định được.

    Đối với phương pháp tính này có lẽ phải cần rất nhiều ví dụ để minh họa, chứng minh cho cách tính này.

      Ví dụ: Chùa Thiên Mụ được xây dựng từ thời Nguyễn Hoàng vào năm 1601. Để xác định năm 1601 là năm con gì, như trên chúng ta đã biết năm 04 Giáp Tý lùi lại thì sẽ là năm 01 sẽ là năm Tân Dậu. Vậy theo Tam Hợp Sửu- Tỵ - Dậu thì năm 1001 sẽ là năm Tân Dậu, và năm 1601 sẽ là năm Tân Sửu cần tìm. Nếu muốn biết thêm năm 1701 thì ta cứ suy tiếp Sửu- Tỵ , thì năm 1701 sẽ là năm Tân Tỵ. Mặt khác cũng từ năm Tân Sửu 1601 nếu muốn biết bất kỳ 1 năm nào đó trong thế kỉ XVII chúng ta sẽ dễ dàng xác định được ngay.

      Hay một ví dụ khác: Nhà Minh được thành lập năm 1368 (Mậu thân). Nếu muốn biết năm 1468 hay 1268 là năm gì thì dựa theo Tam hợp: Tý- Thìn- Thân, chúng ta sẽ có năm 1268 là Mậu Thìn, 1368 là Mậu Thân, 1468 là Mậu Tý. Vậy muốn biết thêm năm 1568 thì suy tiếp: 1468 là Mậu Tý suy ra 1568 là Mậu Thìn...

     Như vậy để tính được năm Can Chi người nghiên cứu cần nhớ một năm dương lịch bất kì nào đó. Ví dụ nếu biết năm Lý Công Uẩn rời đô ra Thăng Long là năm 1010( Canh tuất) suy ra năm 2010 sẽ là năm Canh dần( Dầ- Ngọ- Tuất). năm 1010( Canh tuất), sau tuất là dần, vậy 1000 năm sau tức năm 2010 sẽ la năm Canh dần. Còn nếu muốn biết năm 1110 là năm gì thì nhớ được năm 1010 là năm Canh Tuất suy ra năm 1110 sẽ là năm Canh Dần...

      Tam hợp này nếu nắm được phương pháp theo : Tý- Thìn - Thân; Sửu - Tỵ - Dậu;  Dần - Ngọ- Tuất; Mão - Mùi- Hợi thì người nghiên cứu sẽ tính được năm Can Chi một cách dễ dàng và nhanh chóng.

      Hiện nay ở Việt Nam rất nhiều cuốn sách đã được in khi đề cập đến năm Can Chi, đặc biệt là các sách nghiên cứu về lịch sử nhưng ghi Can Chi lại rất hay bị “nhầm lẫn” vì người viết có thể không biết cách tính Can Chi nên dễ bị “ Râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Đặc biệt các sinh viên ngành xã hội như lịch sử, các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn để sai sót đó là một điều đáng tiếc...

     Cuốn sách “9 chúa 13 vua đời Nguyễn” do tác giả Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng khi đề cập đến cái chết của Nguyễn Kim tác giả viết vào năm Quý Mão Nguyễn Kim bị đầu độc chết. Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất đầu độc vào năm 1545. Năm Quý Mão trong thế kỷ XVI chỉ tương ứng vào năm 1543, còn năm 1545 là năm Ất Tỵ.  Nhiều cuốn sách khác cũng có nhiều sai sót khi đề cập tới vấn đề Can Chi.

    Cũng theo tác giả Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng trong cuốn “ Các triều đại Việt Nam”, nhà xuất bản Thanh Niên 1999, đọc lướt qua khi đề cập tới Can Chi đã thấy sai sót. Ví dụ, trang 153: Cuối năm Bính Tuất, trang 161 dòng 5 lại tiếp tục điệp khúc : “Nếu tính từ năm Bính Tuất (1407). Chỉ cần nhìn đuôi đàng sau 07 cũng biết ngay là sai vì 07 ứng với Đinh. Vậy nếu đã gọi là Bính Tuất thì theo tam hợp, Bính Tuất trong thế kỉ XV chỉ ứng với năm 1406 và 1966. Cũng trong cuốn sách này, trang 180 tác giả viết: “Chính dưới thời vua Nhân Tông, năm Quý Hợi (1455), triều đình sai Phan Phu Tiên soạn Đại Việt Sử Ký, viết tiếp quyển sử của thời Trần từ Thái Tông cho đến khi người Minh về nước. Thực ra năm 1455 là năm Hợi thì chính xác rồi, có điều tác giả lại “nhầm” Can của nó. Đuôi số 05 ứng với Ất và nếu theo tam hợp ta biết ngay 1455 là năm Ất Hợi chứ không phải là năm Quý Hợi như tác giả viết...

     Còn rất nhiều sách báo khi viết về Can Chi, chúng ta vẫn thường xuyên thấy họ "nhầm” một cách đáng tiếc. Tác giả đã viết nhầm hoặc sai nhưng người biên tập cũng chẳng biết là sai, vì họ không am hiểu về Can Chi. Mà thực ra hiểu về Can Chi cũng không phải chuyện dễ, chúng ta thương không nắm được phương pháp. Chính vì vậy mục đích của bài nghiên cứu này, nếu được áp dụng thì hầu hết sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn khi học, đặc biệt là trong môn Cơ sở văn hóa Việt Nam, hiểu được khi học, làm việc, biên soạn, biên tập sách sẽ tránh được rất nhiều sai sót đáng tiếc như trên.

     Thực ra với việc nghiên cứu, tìm ra được một phương pháp tính Can Chi như phương pháp dựa vào “tam hợp” trên và chứng minh được nó đúng và chính xác. Người viết bài nghiên cứu này chưa hề đọc hay thấy bất kỳ tài liệu nào trên sách báo đề cập đến phương pháp trên.

2.4  Dựa vào tam hợp xem tình duyên trong hôn nhân.

     Kết hợp Lục thập hoa giáp với Âm Dương Ngũ Hành để tính tuổi xung khắc với ngày, tháng, năm Can Chi định chọn.

     Tương xung: Có Lục xung hàng Chi:

     -Tý xung Ngọ.

 -  Sửu xung Mùi.

-  Dần xung Thân.

-  Mão xung Dậu.

- Thìn xung tuất.

- Tỵ xung Hợi.

Và tứ xung hàng Can:

-Giáp xung Canh.

-Ất xung Tân.

- Bính xung Nhân.

- Đinh xung Quý.

- Mậu- Kỷ không xung.

    Nhưng khi kết hợp Lục thập hoa giáp theo hệ số 60, có 5 lần hàng Chi (12) gặp 6 hàng Can (10), quy vào ngũ hành tính tương sinh tương khắc thì có 1 lần tương hòa, 2 lần tương sinh, chỉ còn lại 2 lần xung khắc ( Hàng Chi).

    Ví dụ: Tính xem ngày (hoặc tháng, hoặc năm) Giáp Tý xung khắc với tuổi nào? Tính hàng Chi: Tý xung Ngọ, vậy Giáp Tý (xung với Giáp Ngọ, Canh Ngọ, Bính Ngọ, Nhâm Ngọ và Mậu Ngọ).

     Giáp Tý thuộc Kim:

     Giáp Ngọ thuộc Kim vì thế tương hòa.

      Canh Ngọ thuộc Thổ, Bính Ngọ thuộc Thủy vì thế đều tương sinh chỉ có Nhâm Ngọ thuộc Mộc, Mậu Ngọ thuộc Hỏa là tương khắc.

     Tính hàng Can: Giáp xung Canh.

     Giáp Tý thuộc Kim:

     Canh Tuất, Canh Thìn đều thuộc Kim vì thế tương hòa.

     Canh Tý, Canh Ngọ đều thuộc Thổ đều tương sinh.

     Chỉ có Canh Dần và Canh Thân thuộc Mộc là tương khắc.

      Vậy ngày, tháng hoặc năm; Giáp Tý chỉ có 4 tuổi xung khắc là Nhâm Ngọ, Mậu Ngọ, Canh Dần, Canh Thân.

      Tương hình: Theo hàng chỉ có:

     - Tý và Mão ( 1 dương, 1 âm điều hòa nhau).

     - Tỵ và Dần, Thân (Tỵ âm điều hòa được với Dần Thân dương, chỉ có Dần và Thân tương hình nhau, nhưng đã ở tính lục xung).

     Theo luật điều hòa Âm Dương, chỉ khắc nhau trong 2 trường hợp cả hai đều âm hoặc cả hai đều dương. Vì vậy chỉ còn 2 trường hợp tự hình nhau: Thìn với Thìn, Ngọ với Ngọ.

      Tương hại: Cũng là xấu, có 6 cặp tương hại nhau:

     Tý và Mùi, Sửu và Ngọ, Dần và Tỵ, Mão và Thìn, Thân và Hợi, Dậu và Tuất.

     Nhưng khi kết hợp với Can Chi, theo luật Âm Dương, tự triệt tiêu.

-Tóm lại: Tính cả xung, khắc, hình, hại trong số 60 Can Chi, chỉ có 2- 4 ngày không hợp mệnh thôi, hơn nữa còn tùy theo mức độ xung khắc mạnh hay yếu (tùy theo bản mệnh).

      Ngũ hành:

     Sinh : Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.

     Khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.

*Sự khắc hợp giữa việc xem tuổi:

      + Tính theo Can:

 -Năm trường hợp tốt:  Giáp hợp Kỷ - Đinh hợp Nhâm, Ất hợp Canh

- Mậu hợp Quý, Bính hợp Tân.

-Mười trường hợp xấu:

Giáp phá Mậu - Kỷ phá Quý.

Ất phá Kỷ - Canh phá Giáp

Bính phá Canh - Tân phá Ất

Đinh phá Tân - Nhâm phá Bính

Mậu phá Nhâm - Quý phá Đinh.

     + Tính theo Chi:

     -Vấn đề Hợp

      Tam hợp gồm: Dần, Ngọ, Tuất.

Thân, Tý, Thìn

Tỵ, Dậu, Sửu

Hợi, Mão, Mùi.

        Nhị hợp gồm:

Tý hợp Sửu - Thìn hợp Dậu

Dần hợp Hợi - Tỵ hợp Thân

Mão hợp Tuất - Ngọ hợp Mùi.

     Vấn đề khác:

     -Tý khắc Ngọ, khắc Hợi

Mão khắc Dậu- Thìn khắc Tuất

Dần khắc Thân - Sửu khắc Mùi.

     Theo quan niệm của người phương Đông thì ngũ hành bao gồm 5 yếu tố sau: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy là những vật chất cơ bản để hình thành nên mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ.

         

 

     Trong 1 năm có 4 mùa , khởi đầu bằng mùa xuân, tương đương với hành mộc. hành Mộc (cây, gỗ) đến mùa xuân ấm áp thì đâm chồi, nảy lộc khởi đầu cho 1 năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Mùa hạ nóng nực, tương ứng với hành Hỏa (lửa. nhiệt độ cao). Mùa thu mát mẻ, tương ứng với hành Kim (Kim loại). Mùa đông lạnh lẽo ứng với hành Thủy (nước, dung dịch). Ngoài bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trên thì hành Thổ( đất) tương ứng với sự chuyển giao giữa các mùa: Xuân hè, hè thu, thu đông, đông xuân. Trong ngũ hành thì các hành liền nhau sẽ tương sinh nhau theo chiều ngược kim đồng hồ (Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc). Các hành đứng cách nhau thì khắc nhau (theo chiều ngược kim đồng hồ). Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. 

    Theo vòng lục thập hoa giáp, cứ 60 năm là 1 Hội và 60 năm cũng được chia thành ngũ hành. Tương đương với Thập nhị Chi (60:5 =12) nghĩa là mỗi Chi trong Thập nhị Chi đều có ngũ hành.

     Ví dụ: tuổi Tý thì có Giáp Tý, thuộc hành Kim, Bính Tý thuộc hành Thủy, Mậu Tý thuộc hành Hỏa, Canh Tý thuộc hành Thổ và Nhâm Tý thuộc hành Mộc. Các tuổi khác cũng đều như vậy. Tức là đều có ngũ hành tương đương với mỗi tuổi (xem bảng tam hợp 1,2,3,4).

     Ngoài qui luật về ngũ hành, người phương Đông còn coi trọng quy luật Âm - Dương, kết hợp với Thập nhị Chi và Thập nhị Can thì những Chi sau đây thuộc Dương: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Các Chi Dương cũng tương ứng với các  số chẵn (0,2,4,6,8). Chính vì vậy mà các Can sau đây cũng thuộc Dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Ví dụ, nếu ghép các Chi Dương và Can Dương với nhau như trên ta có: Giáp Tý, Bính Dần, Mậu Thìn, Canh Ngọ, Nhâm Tuất.

      Các Chi sau đây thuộc về Âm: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi,  Dậu và Hợi. Các Chi Âm thì cũng tương ứng với các số lẻ( 1,3,5,7,9). Vì vậy mà các Can sau đây sẽ thuộc Âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. Ví dụ, nếu ghép các Chi âm và Can âm lại thì ta có: Ất Sửu, Đinh Mão, Kỷ Tỵ, Tân Mùi, Quý Hợi.

      Kết hợp giữa Âm Dương và Ngũ hành thì vạn sự trong vũ trụ được dịch chuyển theo những chu kỳ nhất định. Người phương Đông vận dụng vào thuyết Âm Dương, Ngũ hành để giải thích và ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực. Với bài nghiên cứu này chỉ đề cập tới vấn đề xem xét thời điểm tốt xấu và nhân duyên của con người.

    Theo quan niệm thì có 3 yếu tố vận hành nên vận Hội. Thời điểm tốt- xấu bao gồm: Ngũ hành, Thiên Can, Địa Chi. Trong các yếu tố trên  thì ngũ hành là quan trọng nhất, nó mang ý nghĩa quyết định, sau đó đến Thiên Can và Địa Chi. Thông thường thì một thời điểm tốt phải có 2/3 yếu tố trên hợp (Ngũ hành hợp, Thiên Can hợp hoặc Ngũ hành hợp, Địa Chi hợp) thì đấy mới là thời điểm tốt, xấu. Như vậy yếu tố thành công sẽ ít hơn.

    Ví dụ: Một người tuổi Canh Tý thì thời điểm tốt nhất của người đó sẽ là Bính Thân vì Bính Thân là hành Hỏa, hợp với Canh Tý là hành Thổ ( Hỏa sinh Thổ), nghĩa là hợp về Ngũ hành. Mặt khác theo tam hợp thì tuổi Tý với tuổi Thân là hợp về Chi (Tý - Thìn - Thân). Chính vì vậy mà theo quan niệm của người phương Đông thì có thể làm những việc lớn và khả năng thành công sẽ rất cao. Ngược lại nếu vào thời điểm xấu ( Ngũ hành tương khắc,Thiên Can hoặc Địa Chi xung) thì nên tránh những công việc lớn, vì khả năng thất bại là khá cao.

    Theo Ngũ hành tương khắc, ví dụ: Canh Dần (hành Mộc) khắc với Mậu Thân (hành Thổ). Còn về Địa Chi thì Dần khắc với Thân (Dần, Thân, Tỵ, Hợi là tứ xung) cho nên tuổi Canh Dần được xem là khắc với Mậu Thân (Khắc Ngũ hành và Địa Chi). Vì vậy mà thời điểm này người  tuổi Mậu Thân không nên làm những việc lớn.

     Trong hôn nhân tình duyên, thì theo quy luật Âm Dương và Ngũ Hành chi phối khá lớn đến đời sống của người phương Đông khi lấy vợ ( xem tuổi người con gái). Người phương Đông thường tránh những thời điểm được xem là “Kim lâu” khi tổ chức cưới hỏi ở Việt Nam thương có 2 cách tính “Kim lâu” như sau:

      Cách thứ nhất: lấy số tuổi chia cho 5 (Ngũ hành), nếu số dư là 1,3,5,7,9 thì gọi là “ Kim lâu”, tuổi phụ nữ theo tuổi âm. Ví dụ, khi lấy chồng người phụ nữ là 23 tuổi thì lấy 23 chia cho 5, dư 3. Cho nên năm 23 tuổi được xem là “ Kim lâu”, không nên tổ chức kết hôn.

    Cách thứ 2: lấy số tuổi người phụ nữ chia cho 9 (vì tất cả có 9 sao vận hạn), nếu số dư là 1,3,6,8 thì được coi là “Kim lâu”. Ví dụ người phụ nữ khi kết hôn ở tuổi 28 thì lấy 28 chia 9, dư 1. Thì đây chính là năm “Kim lâu” không nên kết hôn.

    Để thuận tiện cho chúng ta biết thời điểm hợp và khắc để có những chọn lựa tốt nhất cho mình, ở bài này người viết xin được cung cấp những quy luật của người phương Đông về Ngũ hành, Thiên Can, Địa Chi để chúng ta tiện tham khảo Ngũ hành tương sinh:

    Mộc sinh Hỏa

Hỏa sinh Thổ

Thổ sinh Kim

Kim sinh Thủy

Thủy sinh Mộc.

       Trong ngũ hành tương sinh thì hành đứng trước sinh và làm lợi cho hành đứng sau.

     Ngũ hành tương khắc:

     Mộc khắc Thổ

Thổ khắc Thủy

Thủy khắc Hỏa

Hỏa khắc Kim

Kim khắc Mộc.

     Trong ngũ hành tương khắc thì hành đứng trước thắng hành đứng sau. Hành đứng sau bị tổn hại bởi hành đứng trước. Thiên Can hợp:

 Canh hợp Ất

Tân hợp Bính

Nhâm hợp Đinh

Mậu hợp Quý

Giáp hợp Kỷ

    Nghĩa là cứ cách nhau 5 năm (5 tuổi) hoặc bội số của 5 thì sẽ là Thiên Can hợp. Thiên Can khắc:

 Bính khắc Canh

Đinh khắc Tân

Mậu khắc Nhâm

Kỷ khắc Quý, nghĩa là cách nhau 6 năm (6 tuổi) sẽ bị Thiên Can hay còn gọi là lục xung.

 Địa Chi hợp: Chính là các Tam hợp (Nội dung chính của bài nghiên cứu và xem lại bảng Tam hợp).

 Tý – Thìn - Thân

Sửu - Tỵ - Dậu

Dần - Ngọ - Tuất

Mão – Mùi - Hợi.

 Nghĩa là cứ cách nhau 3 năm (3 tuổi) thì được gọi là Địa Chi khắc hoặc Tú Xung.

 Như vậy: Xem yếu tố ngũ hành phải xem như là ưu tiên hàng đầu rồi sau đó mới tới Thiên Can và Địa Chi. Nếu Thiên Can và Địa Chi hợp mà Ngũ hành lại khắc thì cũng không được xem là tốt, đặc biệt đối với việc xem tình duyên và hôn nhân.

Chương 3: Ý nghĩa.

 Như chúng ta đã biết , đề tài khoa học phải là một vấn đề mà cho đến nay, khoa học chưa giải quyết. Nói chung đề tài khoa học xuất hiện ở nơi danh giới giữa cái đã biết (đã giải quyết) và cái chưa biết (chưa giải quyết) của khoa học. Với đề tài phương pháp tính Can Chi này, người nghiên cứu cho rằng đã tìm ra được một phương pháp mới và đã  chứng minh được độ chính xác của nó là tuyệt đối, đảm bảo chắc chắn không bị sai sót.

     Về ý nghĩa khoa học:

Đã góp phần soi sáng một phương diện cơ bản của phương pháp, cách tính Can Chi.

      Về ý nghĩa thực tiễn:

    Với đề tài này, nó đã góp phần giúp cho việc giảng dạy Can Chi trong môn cơ sở văn hóa Việt Nam ở bậc Đại học và đặc biệt giúp ích cho các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa.

 

Tài liệu tham khảo:

Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam -  GS Viện Sỹ Trần Ngọc Thêm. NXB Tổng hợp TP HCM - 1997

Tóm tắt Niên biểu lịch sử Trung Quốc - Phương Thi Danh. NXB Thế giới - 2001.

Các triều đại Việt Nam. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng. NXB Thanh Niên - 1999.