Thừa Thiên Huế: Ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế kỷ niệm 45 năm xây dựng và phát triển

Nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2022), chiều ngày 18/5, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức buổi tọa đàm kỷ niệm 45 năm xây dựng và phát triển ngành khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế (03/5/1977 - 03/5/2022).

ong-nguyen-van-phuong-1652955277.jpg

ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. ảnh: Lê Nhân

 

Đến dự có ông Nguyễn Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Các đồng chí nguyên là Lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ. Các vị đại biểu, khách quý và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngày 30/9/1992, Quốc hội khóa IX đã ban hành Nghị quyết thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Ban KH&KT tỉnh Thừa Thiên Huế do đó được đổi tên thành Sở KHCN&MT, bên cạnh chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực KH&CN, đo lường, kiểm tra chất lượng hàng hóa, Sở được bổ sung thêm chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Sau đó, để tập trung hơn cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tếhội nhập của đất nước, năm 2003, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường được đổi tên thành Sở Khoa học và Công nghệ với một số điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ; lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường được chuyển về Sở Tài nguyên và Môi trường.

Ngay từ khi mới được thành lập, tổ chức bộ máy của Sở chỉ có 5 phòng với 36 biên chế, tiềm lực còn nhiều thiếu thốn cả về nhân lực và cơ sở vật chất. Đến nay, cùng với sự phát triển của đất nước, tiềm lực KH&CN của tỉnh được tăng cường đầu tư cả về cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh hợp tác KH&CN trong và ngoài nước. Tổ chức bộ máy và biên chế của Sở từng bước được kiện toàn đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sở hiện có 5 phòng, 1 chi cục và 3 đơn vị trực thuộc, 103 công chức, viên chức, người lao động, trong đó có 01 tiến sĩ, 01 nghiên cứu sinh, 29 thạc sĩ- hầu hết đều có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tâm huyết với nghề, trách nhiệm với công việc.

Sau 45 năm xây dựng và phát triển, ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những đóng góp tích cực trong việc đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tại địa phương. Với những kết quả nói trên đã từng bước khẳng định ngành khoa học công nghệ thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế.

Tập thể CBCC, VC NLĐ được nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhì, Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh nhiều lần tặng cờ thi đua, nhiều cán bộ ngành KHCN và các nhà khoa học trên địa bàn được lãnh đạo các cấp tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong sự nghiệp phát triển ngành Khoa học – Công nghệ.

so-kh-cn-nhan-bang-khen-1652955277.jpg

Sở Khoa học – Công nghệ Thừa Thiên Huế đón nhận cờ thi đua của Chính Phủ. ảnh: Lê Nhân

Bước sang giai đoạn phát triển mới, khi Thừa Thiên Huế đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và xu thế phát triển dựa vào tri thức ngày càng sâu rộng. Ngành Khoa học – Công nghệ Thừa Thiên Huế cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao, nhất là đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trên các lĩnh vực ưu tiên, phát triển nguồn nhân lực thích ứng với Cuộc CMCN 4.0. Phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường khoa học và công nghệ, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực sản phẩm mang thương hiệu Huế, phát triển khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường, hướng trọng tâm vào doanh nghiệp. Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm chủ thể của hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ.

Ngành KHCN xác định sứ mệnh là: Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ gắn với trung tâm giáo dục - đào tạo và y tế chuyên sâu.

Theo ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết: Nhiều chương trình, đề tài, dự án, ứng dụng đã tiến bộ, kỹ thuật công nghệ mới tác động tích cực đến sản xuất, đời sống của nhân dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. “Những nỗ lực, công sức đóng góp của các đồng chí được Đảng, Nhà nước và Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận và trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý” ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh

Dịp này, Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã đón nhận cờ thi đua của Chính Phủ vì đã có những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2020.