Tìm hiểu bệnh tim đập nhanh và cách chữa tim đập nhanh

Nguyên Dương

Tim đập nhanh là triệu chứng của một số loại bệnh. Dưới đây là một vài cách chữa nhịp tim đập nhanh hiệu quả!

Tim đập nhanh thường xuất hiện trong các trường hợp vô hại, gây hồi hộp và lo lắng nhưng không nguy hiểm. Tuy vậy trong vài trường hợp, nhịp tim nhanh có thể là biểu hiện của bệnh tim nặng và cần tới các phòng khám chuyên khoa hay bệnh viện để điều trị. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bệnh tim đập nhanh và cách chữa tim đập nhanh qua bài viết bên dưới nhé!

Tim đập nhanh đôi khi là biểu hiện của bệnh tim nặng

1. Hiểu về bệnh tim đập nhanh:

Tim đập nhanh có nguy hiểm không? Tim đập nhanh là tình trạng tim đập trên 100 nhịp/phút và có đi kèm theo một số triệu chứng như hồi hộp, khó thở, mệt mỏi,... Bạn có thể cảm thấy các triệu chứng trên ở các vùng như ngực, họng hoặc cổ khi bạn đang vận động hay thậm chí nghỉ ngơi. 

1.1 Nguyên nhân của bệnh tim đập nhanh:

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tim đập nhanh

Một số nguyên nhân khiến tim đập nhanh thường gặp:

  • Vận động quá sức. 
  • Quá căng thẳng, lo âu hay thậm chí là vui mừng, phấn khích. 
  • Có lối sống không lành mạnh (sử dụng thức uống có cồn hay caffein, hút thuốc, sử dụng ma túy,...)
  • Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc cao huyết áp, thuốc chữa hen suyễn,...
  • Tụt đường huyết, mất nước, sốt,...
  • Các bệnh về tim như nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim,...
  • Các bệnh lý ngoài tim như cường giáp, loét dạ dày, trào ngược dạ dày, hẹp hoặc hở van tim,...
  • Giai đoạn tiền mãn kinh hay thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. 

Bạn tốt nhất nên tới bệnh viện để tiến hành các kiểm tra và thăm dò chức năng tim như siêu âm tim, ECG, Holter điện tâm đồ,... để biết chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng tim đập nhanh. 

Để loại trừ các nguyên nhân do tổn thương tim hay thay đổi hoocmon, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn tiến hành thêm xét nghiệm máu, chụp MRI, CT, mạch vành và XQ tim.

1.2 Bệnh tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Nếu không kịp thời điều trị có thể sẽ nguy hiểm

Nếu như tình trạng tim đập nhanh không diễn ra một cách thường xuyên thì đó không phải là vấn đề đáng quan ngại. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra một cách thường xuyên và có thêm các triệu chứng khác thì đây có thể là hồi chuông cảnh báo cho một bệnh lý nguy hiểm sắp tới gần như cuồng nhĩ, rung nhĩ, cơn nhịp nhanh kịch phát,... Nếu như bạn không điều trị các triệu chứng này kịp thời thì có thể sẽ dẫn tới các bệnh nguy hiểm như rung thất, đột quỵ, suy tim, hay nguy hiểm nhất là ngưng tim, đe dọa tính mạng.

Các dấu hiệu báo động nguy hiểm đang tới gần:

  • Choáng, vã mồ hôi, tay chân run và thậm chí ngất xỉu. 
  • Mệt mỏi và chỉ muốn nghỉ ngơi ngay lập tức. 
  • Ngực đập liên hồi, lo lắng, bồn chồn. 
  • Khó thở, phải rướn người để thở. 

Bạn nên đi khám ở cơ sở y tế gần nhất nếu có các triệu chứng nêu trên để có được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời. Tránh trường hợp để tình trạng xảy ra quá nhiều và thường xuyên rồi mới đi kiểm tra vì như vậy có thể sẽ bỏ qua thời gian chữa trị lý tưởng nhất và dẫn tới nhiều hệ lụy. 

2. Cách chữa bệnh tim đập nhanh:

2.1 Cách chữa tim đập nhanh tại nhà:

Duy trì lối sống lành mạnh là một phương pháp hữu hiệu

Tìm hiểu thêm: Cách chữa nhịp tim đập nhanh hiệu quả

Nếu bạn đang làm việc và nhịp tim đột ngột tăng nhanh thì hãy bình tĩnh dừng lại mọi việc đang làm, ngồi nghỉ ở nơi có không gian thoáng mát và thực hiện các cách giảm nhịp tim cấp tốc như bên dưới đây:

  • Hít thở từ từ, chậm và đều: Chỉ một động tác nhỏ này thôi vừa có thể giúp nhịp tim của bạn ổn định, vừa giúp bạn thư giãn một cách nhanh chóng. 
  • Sử dụng nghiệm pháp Valsalva: Bịt mũi, ngậm miệng và bịt tai, sau đó ép hơi thở ra thật mạnh nhưng lưu ý không cho hơi thoát ra. Cách này giúp tăng áp lực lên ngực, từ đó giúp nhịp tim ổn định trở lại. Tuy nhiên, người mắc bệnh mạch vành và người có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim không được sử dụng nghiệm pháp này vì có thể sẽ gây nguy hiểm. 
  • Ho mạnh: Khi ho mạnh thì sẽ có áp lực tác dụng lên lồng ngực giúp nhịp tim trở lại ổn định như bình thường. 
  • Đắp khăn lạnh hoặc rửa mặt bằng nước lạnh: Mạch máu sẽ được co giãn giúp lưu thông máu tốt hơn và ổn định nhịp tim. 

Ngoài ra để giúp cải thiện tình trạng nhịp tim tăng nhanh về lâu dài bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống sao cho lành mạnh, rèn luyện thể dục thể thao, suy nghĩ tích cực, ngủ đủ giấc,...

2.2 Cách chữa tim đập nhanh tại bệnh viện:

Nếu nghiêm trọng có thể sẽ phải phẫu thuật

Nếu các biện pháp ổn định nhịp tim cấp tốc không có tác dụng và nhịp tim của bạn vẫn tăng nhanh trong nhiều giờ, thậm chí kèm theo các triệu chứng như khó thở hay ngất xỉu thì bạn nên tới bệnh viện gần nhất để kiểm tra và tiến hành điều trị phù hợp. 

Các loại thuốc giúp ổn định nhịp tim thường dùng:

  • Thuốc chống đông hay thuốc chống kết tập tiểu cầu. 
  • Thuốc điều hòa nhịp tim: thuốc chẹn kênh calci, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chống loạn nhịp tim,...
  • Thuốc điều trị nguyên nhân gây tình trạng tim đập nhanh: thuốc giảm huyết áp, thuốc giãn tĩnh mạch, thuốc giảm mỡ máu,...

Nếu ngay cả dùng thuốc cũng không có tác dụng hoặc bệnh nhân rơi vào tình trạng rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng tới tính mạng, bác sĩ có thể sẽ can thiệp bằng các biện pháp: 

  • Sốc điện tim. 
  • Đốt điện tim bằng sóng cao tần.
  • Cô lập tĩnh mạch phổi bằng sóng cao tần để đốt rung nhĩ. 
  • Phẫu thuật: thay van tim, điều trị loạn nhịp rung nhĩ, bắc cầu động mạch vành. 

Tất cả các biện pháp trên đây không thể đảm bảo hoàn toàn tình trạng tim đập nhanh được chữa trị dứt điểm. Cách chữa trị nhịp tim đập nhanh hiệu quả và tốt nhất vẫn là nên duy trì các biện pháp ổn định nhịp tim lâu dài tại nhà như ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể thao, ngủ đủ giấc,...