Anh cũng tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao chỉ huy một đơn vị pháo binh. Với những tính toán chính xác của mình, anh đã cùng đơn vị lập được nhiều chiến công. Với ngoại hình của một lính Tây, Stefan khoác lên mình bộ quân phục sỹ quan Pháp đột nhập vào lô cốt khó đánh nhất, mở đường máu cho những chiến sỹ khác xông lên đánh chiếm lô cốt. Stefan phải dùng mảnh khăn che mái tóc vàng, mang khẩu trang che mặt, tránh rủi ro quân ta bắn "tỉa nhầm”.
Mộ phần của đồng chí Hồ Chí Toán tại Nghĩa trang Văn Điển
Nhờ chiến công xuất sắc, sau chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận Stefan Kubiak làm con nuôi và cái tên Việt Nam - Hồ Chí Toán gắn với anh từ đó. Người lính cụ Hồ gốc Ba Lan dũng cảm và thông tuệ đã được nhiều tuyên dương công trạng danh giá. Anh trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đồng chí Hồ Chí Toán
Hòa bình lập lại, anh được chuyển về Hà Nội công tác, là phóng viên Báo QĐND, thường xuyên có mặt tại những nơi khói lửa Miền Trung. Năm 1956 anh xây dựng gia đình với một người phụ nữ Hà Nội tên là Nguyễn Thị Phượng và có 2 người con trai đều được Bác Hồ đến thăm và đặt tên là Hồ Chí Thắng (sinh năm 1956) và Hồ Chí Dũng (sinh năm 1958). Gia đình anh chị cũng chịu đựng mọi khó khăn như bất cứ gđ VN nào hồi đó.
Sau nhiều năm tham gia 2 cuộc kháng chiến đầy gian khổ của dân tộc ta, do những vết thương tái phát và bệnh sốt rét hành hạ, năm 1963 anh ốm nặng và đã từ trần tại Hà Nội (thọ 40 tuổi), mộ anh hiện an táng tại nghĩa trang Văn Điển-Hà Nội.
Tefan Kubiak - Hồ Chí Toán người thanh niên Ba Lan rang ngời trí tuệ đã hiến dâng tuổi trẻ cho VN vào giai đoạn khó khăn gian khổ nhất. Mất quá sớm, anh cùng vợ con chưa được hưởng chút thảnh thơi như chúng ta, thương cảm biết bao. Anh trở thành biểu tượng cho lòng yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa, của dân tộc ta. Mãi mãi tưởng nhớ anh.