Văn hóa biểu tượng Việt Nam thuộc hằng số chẵn

duong-dinh-minh-son-1638178566.jpg 

Trung ương đến địa phương đều sử dụng biểu tượng hằng số lẻ; duy còn vài dân tộc thiểu số còn giữ được văn hóa hằng số chẵn mà thôi (ảnh ví dụ số 7 và số 8). 

Nền văn hóa Việt Nam thuộc tầng văn hóa tâm linh do giới pháp sư, thầy mo quản lý, diễn ra trong những nghi lễ tâm linh hèm tục: các thầy pháp, thầy mo thể hiện bằng giai điệu âm nhạc siêu linh để giao tiếp với đấng cao minh Thần thánh; những động thái vận hành trong nghi lễ,  những động thái “múa cúng”, những động thái “bắt quyết” và câu “thần chú” trù yểm trừ đuổi tà ma… đều là những biểu tượng văn hóa hằng số chẵn: gọi là “húy”. Đã là điều “húy” (cấm kỵ) thì không ai dám nghiên cứu, còn ngoài đời thường người làm thì chỉ biết làm theo phong tục đúng hệt cái cũ như: Đôi đũa bông trên bát cơm cúng người quá cố ... Văn hóa tâm linh, đó là điều kiện cho bản sắc của nền văn hóa Việt Nam được xuất hiện từ khởi thủy, mặc dù trải bao thăng trầm biến cố “bể dâu” của lịch sử mà vẫn trường tồn, âm thầm lặng lẽ truyền nối trong xã hội các thế hệ hậu duệ cho đến thời điểm xóa bỏ văn hóa tâm linh và chiến tranh kéo dài; giới thầy pháp không còn, tầng văn hóa tâm linh cổ bị đứt quãng đã quên. Nhưng đến thời kỳ đổi mới, tầng văn hóa tâm linh được khôi phục thì những người đứng ra khôi phục không biết lấy đâu ra cái đúng của văn hóa cổ truyền để áp dụng ví dụ như: Tục vái lạy thì lạy 3 lạy, hoặc 5 lạy; vận hành vòng tròn cho xoay theo chiều kim đồng hồ; ở lễ tang, người thì vận đồ đen lẫn với đồ trắng; nhạc cụ tâm linh cái chiêng thì gọi cái cồng… Ở đây chỉ nói riêng về hình thái văn hóa biểu tượng hằng số lẻ, nếu ngành Văn hóa không để tâm, đến một lúc nó sẽ chiếm lĩnh và xóa sổ bản sắc văn hóa hằng số chẵn cổ truyền của dân tộc. 

 Chúng tôi là nhạc sĩ mới có điều kiện “linh cảm” được âm hưởng trong hát cúng, múa cúng của giới pháp sư, mo then ở tầng văn hóa tâm linh ở khoảng thập kỷ 70 của thế kỷ XX mới đi vào nghiên cứu đề tài văn hóa biểu tượng dân tộc, đã công bố nhiều lần ở các Tạp chí chuyên ngành và tập hợp thành sách mong góp phần vào việc bảo vệ nền văn hóa cổ truyền của dân tộc do Tổ tiên chúng ta đã dày công sáng tạo truyền lại cho hậu thế: Văn hóa dân tộc là tấm “Căn cước” hội nhập toàn cầu.

Đây là vấn đề mới mẻ, rộng lớn trong nền văn hóa biểu tượng của dân tộc, chúng tôi đưa ra ở bài viết này, không phải chê bai, chỉ trích ai mà vì nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. Vậy có gì thiếu sót mong bậc cao minh và độc giả góp ý bổ sung để đề tài này được hoàn thiện xin cảm ơn.

Biểu tượng hằng số lẻ trên truyền hình:
bieu-tuong-1-1638233485.jpg 

Trong số 8 bức ảnh ở trên, cho thấy 6 bức đầu biểu tượng hằng số lẻ chỉ có ảnh số 7 và số 8 biểu tượng hằng số chẵn. Ảnh (số 7) múa 8 người là văn hóa biểu tượng hằng số chẵn vẫn còn bảo tồn ở một số dân tộc thiểu số và ảnh (số 8) đứng chụp ảnh 4 người là phụ nữ người Indonesia gốc Việt trong gia tộc các Lạc tướng thời hai bà Trưng, do bị Mã Viện đàn áp họ dùng thuyền vượt biển sang định cư ở tỉnh Sumatra, cho nên họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa cội nguồn dân tộc: đội khăn “củ ấu” của Hoàng gia thời Văn Lang, loại khăn này hiện còn thờ thân mẫu của Kinh Dương Vương ở đền Hương Văn Cát Bồ tát trên Tiên Phi Hòa Bình (2).

Dân tộc ta kiêng hằng số lẻ (chỉ dùng cúng người chết trên bàn thờ: thắp hương 3 cây và mâm ngũ quả) còn lại mọi trường hợp trong đời sống thì dùng hằng số chẵn. Đơn cử, như lễ hội Quan họ, hát Xoan Phú Thọ diễn viên đứng hát theo hằng số chẵn 4 người, thời có máy ảnh không đứng chụp hằng số lẻ. Sự kiêng hằng số lẻ được thể hiện ở ngạn ngữ: Chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3 / Đi chơi cũng lỗ huống là đi buôn. Nhưng câu ngạn ngữ ấy có ý giải chích rằng: dân tộc ta ở vùng sông nước, thường đi bằng thuyên cho nên tránh những ngày con nước lên. Song nước thủy triều lên chỉ ở vùng gần biển thôi, còn câu ngạn ngữ này dùng cho cả vùng trung du. Cho nên cách giải thích ấy không thuyết phục. 

B.Văn hóa biểu tượng hằng số chẵn cổ điển của dân tộc.

1. Hằng só 2.

A: Di vật (ảnh ví dụ 2):

Đôi thỏi đá phom hình người tìm thấy ở hang Ky huyện Võ Nhai dẫy núi Thái Nguyên qua (C14) có niên đại khoảng 4 vạn năm (ảnh 2a); Đôi chữ “S” văn hóa Phùng Nguyên khoảng 10 ngàn năm; (ảnh 2b); Đôi đầu rồng ghi trên tang Thần Đồng Ngọc Lũ; (ảnh 2c); Đôi chim (ảnh 2e). Ở các biểu tượng này đều hướng sang bên phải ngay cả hình chữ “S”.

bieu-tuong-2-1638233999.jpg         Ảnh 2.a : Đôi thỏi đá.  2.b.  Đôi chữ S.  2.c. Đôi đầu rồng.  2.e. Đôi chim

B. Tục vái lạy và ẩm thực

Tục vái lạy: Lạy người sống 2 lay(3) và trước quan tài 2 lạy, khi hạ huyệt xong thì 4 lạy(4).

Các món ẩm thực: sách Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính ghi. Tiệc khoản đãi: cỗ mặn 2 món (thịt trâu, thịt bò ), cỗ chay 4 món (mứt, lạc, trám, nhót) (5).

2. Di vật hằng số 4 và số 8

Văn hóa biểu tượng hằng số 4 không thể kể hết, chỉ đơn cử một số như: Tứ linh, Tứ quý,  Tứ bình (ảnh 5), Tứ bất tử…Hằng số 8 là hoa văn 8 múi gọi là “hoa thị” trang trí ở các vị trí chính trong các ngôi đền đinh, hoặc cung điện Thăng Long, cung điện Huế và đồ thờ  trong đình đền dùng hằng số 8 như 8 cây “bát bửu”: đặt 2 bên bàn thờ - mỗi bên 4 cây, hoặc giá dựng vũ khí tại đền thờ quan võ 8 cây (ảnh 6) v.v.

bieu-tuong-4-1638234142.jpg         Ảnh 3a                                                               Ảnh 3b: Gía đựng khí giới  

3. Vận hành vòng tròn ngược chiều quay kim đồng hồ.

Tục vận hành vòng tròn ngược chiều quay kim đồng hồ là một đặc điểm riêng biệt của văn hóa Việt Nam. Động thái ấy của dân tộc ta có thể diễn ra từ thời khởi thủy: sau thời gian hái lượm, săn bắt thú rừng đến giờ giải lao, mọi người quây quần bên đống lữa theo nhịp gõ binh khí với tiếng hò reo và nhảy múa bước theo vòng tròn ngược chiều quay kinh đồng hồ là chiều quay của quả đất. Tập quán ấy truyền nối liên tục trong mọi sinh hoạt của xã hội, đến thời đồ đồng được vua Hùng cho ghi làm hoa văn trên Thần Đồng Ngọc Lũ làm vật Biểu chương vương quyền và truyền nối đến thời đương đại. Đó là trong nghi lễ tâm linh: Chủ tế vận hành trước bàn thờ và cộng đồng trong vận hành rước kiệu…; ở ngoài đời thường là xay lúa dần sàng gạo, bàn đạp quay đồ gốm cho đến đi thể dục quanh bờ hồ, gọt vỏ trái cây đặt lưỡi dao quay ra... đặc biêt gen di truyền: đứa trẻ tập đi là nó bước chân phải trước v.v. Chỉ điểm qua một kiểu hình thái vận hành vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ cho thấy nhiều động không sao kể hết, huống chi cả tập tục biểu tượng văn hóa hằng số chẵn của các dân tộc Việt Nam.

                4. Di vật biểu tượng hướng sang bên phải.

Do tục vận hành vòng tròn ngược chiều quay kim đồng hồ cho nên khi dừng lại thì các hiện vật biểu tượng hướng đầu sang bên phải (xem ảnh số 1a, b, c, e). Vậy mà ở ta, người vẽ biểu tượng cứ cho đầu hướng sang bên trái. Phải chăng là do người ta học bên Tây, bên Tàu, hoặc dù học ở trường Mỹ thuật Yết Kiêu thì sách Giáo khoa của Pháp… khi đặt bút vẽ là hướng sáng trái.

              Nhận xét

Di vật biểu tượng là hình ảnh trực tiếp đập vào mắt con người tạo sự nhận thức rung động nhạy cảm nhất và để lại ấn tượng lâu bền trong trí nhớ ở phần đại não. Do vì thế mà Tổ tiên chúng ta từ thuở định hình dân tộc ở vùng đất sông Hồng đã sáng tạo một hệ thống những di vật biểu tượng - biểu đạt về những hình thái văn hóa của dân tộc nhằm truyền lại cho hậu thế: có những di vật xuất hiện từ cuối thời đại đồ đá cũ đến đồ gốm sang đồ đồng, được Tổ tiên ta chôn giấu dưới lòng đất, ngày nay được ngành khảo cổ khai quật ở các di chỉ đem lại là cả một khối lượng đồ sộ.

Khi đặt những hình thái di vật văn hóa biểu tượng ấy thành hệ thống cấu trúc thì sẽ hiện lên nền văn hóa của các dân tộc Việt Nam: độc đáo, riêng biệt. Mặc dù trải bao thăng trầm “bể dâu” của lịch sử mà bản sắc nền văn hóa ấy vẫn trường tồn, âm thầm lặng lẽ truyền nối trong sinh hoạt đời sống hàng ngày qua từng thế hệ của các dân tộc Việt Nam. Song chưa mấy ai để tâm nghiên cứu nêu lên thành chủ đề văn hóa biểu tượng dân tộc, cho nên có người cho văn hóa của ta là ngọn, còn cái gốc ở bên Tàu kia. Vì thế, việc nghiên cứu, phân biệt rạch ròi, cái gì của ta, cái gì của họ bởi sự truyền bá, giao thoa xáo trộn qua ngàn năm Bắc thuộc. Vậy, ở đây điều đầu tiên là việc tìm ra nguồn gốc phát sinh của nền văn hóa hằng số lẻ và nền văn hóa hằng số chẵn ấy.

Để xây dựng nền văn hóa của mình, người Hán Hoa Hạ lấy vũ trụ làm đối tượng, đặt ra thuyết “Ngũ hành”, lấy thiên - địa-nhân làm điểm xuất phát cho nên văn hóa Hán thuộc hằng số lẽ: 1-3-5, về sau họ tiếp thu thuyết Kinh Dịch của người Kinh-Giao Chỉ (5) theo hằng số chẵn: Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái vớí 2 thanh: “âm” “dương” biến thái thành 64 quẻ  luận về triết học phương Đông. Nhưng do người Trung Quốc tiến hành thì các quẻ  sắp xếp theo hằng số lẻ 3 thanh.

Còn người Kinh để xây dựng nền văn hóa của mình, lấy con người làm đối tượng, đặt ra thuyết “Sinh học”, lấy nguyên khí Nõ Nường làm điểm xuất phát biểu tượng bằng quả trứng người mẹ. Quả trứng thụ tinh có 2 đường máu, 2 đường máu ấy phát triển tạo nên hình hài thai nhi, cho nên văn hóa của người Kinh thuộc hằng số chẵn: 2,4,8 – tức là lấy sự hình thành con người làm thành những biểu tượng của nên văn hóa; đồng thời qua đó mà liên hệ về tiến trình lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc.

Như vậy, khởi nguyên về sự hình thành nền văn hóa của người Hán và nền văn hóa của người Kinh khác nhau thể hiện trong việc quy nạp về hằng số văn hóa của mỗi dân tộc; trong đó văn hóa biểu tượng hằng số chẵn của người Kinh lan tỏa cả vùng Bách Việt.

Ở người Hán trong Sử ký Tư Mã Thiên từ thế kỷ thứ 3 (tr CN) trở về trước đều xuất hiện hằng số lẻ: 1-3-5 như: Hằng số 1. rồng (1 con) hướng đầu sang bên trái (ảnh 4a); hằng số 3 như ẩm thực cổ Thái lao (3 món): thịt bò, thịt trâu, thịt lợn; hằng số 5 như điệu thức âm nhạc (ngũ cung); vận hành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, gọt vỏ trái cây đặt lưỡi dao quay vào. Khi họ thôn tính vùng phía Nam sông Trường Giang (115 tr CN) thì văn hóa biểu tượng của họ có thêm hằng số chẵn và di vật biểu tượng hướng đầu sang bên phải rồng (rắn) (ảnh 4b).

bieu-tuong-5-1638234286.jpg        Ảnh 4a.                                           Ảnh 4b.

Vì thế, việc phân biệt nền văn hóa phương Bắc và nền văn hóa phương Nam không thể nhìn vào những hình thái hoạt động “xô bồ”, bề nổi hiện hành của xã hội đương đại mà phải nghiên cứu phát hiện tìm ra những hình thái biểu tượng văn hóa ở những di vật do ngành khảo cổ đem lại để nhận biết bản sắc văn hóa Việt Nam khác bản sắc văn hóa Trung Hoa.

Văn hóa biểu tượng không phải là cái gì to tát để dễ nhìn thấy mà những hiện tượng rất nhỏ bé diễn ra ở nghi lễ tâm linh tục hèm như: Thầy pháp trong nghi lễ “trù yểm” cầm nén hương quay một vòng tròn theo chiều ngược kim đồng hồ, hoặc trong lễ cúng chữa bệnh cho người ốm, khi trừ đuổi tà ma ra khỏi nhà đến ngõ, thầy dùng ngón (cái) chân phải vẽ một vòng tròn rồi chấm một cái ở giữa vòng tròn ấy làm “bùa” trù yểm không cho ma quay trở lại (ảnh 5) hoặc trước cửa nhà treo một cái gương tròn nay là hình Bát quái cũng trừ đuổi mọi điều rủi ro (ảnh 6); ở đời thường: người đang đi, nghe tiếng động sau lưng, quay lại cũng theo ngược chiều quay kim đồng hồ, hoặc gọt vỏ trái cây đặt lưỡi dao quay ra, đứa trẻ mới tập đi nó bước chân phải trước v.v. Chỉ liệt kê một số hình thái vận hành vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ và hình tròn có chấm ở giữa cho thấy văn hóa thể hiện từ những cái ất nhỏ đến cái lớn ta nhận thấy, như vận hành rước kiệu trong lễ hội, xay lúa, đi thể dục quanh bờ hồ v.v không kể hết.

Cũng cần nói thêm: Loại biểu tượng hình tròn có chấm ở giữa là vật bùa chú cho nên nó được xuất hiện rất nhiều ở các di chỉ khảo cổ (ảnh 7), được ghi làm hoa văn trên Thần Đồng Ngọc Lũ và mặt Thần Đồng Ngọc Lũ hình tròn có chấm ở giữa cũng là vật hèm bảo vệ Vương quyền (ảnh 8). Do đó, khi sử dụng biểu tượng Thần Đồng Ngọc Lũ thì phải cho quay ngược chiều kim đồng hồ.

Những hình thái hoa văn trên mặt Thần Đồng Ngọc Lũ gồm 4 nhóm. 1: Nhóm hoa văn biểu tượng; 2: Nhóm các đồ vật; 3: Nhóm chim thú; 4: Nhóm hình người. Tất cả đều vận hành theo ngược chiều kim đồng hồ - tức là toàn bộ nhân tài vật lực của cả nước Văn Lang đều thống nhất một hướng theo vua Hùng. Ngày nay trên Truyền hình sử dụng biểu tượng hình tròn không cho vận hành ngược chiều chiều kim đồng hồ cổ truyền của dân tộc mà, cho vòng trong quay theo chiều kim đồng, hoặc nửa quay ngược nửa quay xuôi.

bieu-tuong-6-1638234435.jpg Ảnh 5 .                            Ảnh 6 .                Ảnh 7.                                       Ảnh 8.

Tóm lại. Văn hóa là gương măt của một dân tộc, cho biết ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu. Đó là nền văn hóa Nõ Nường của dân tộc ta - tức là nền văn hóa CON NGƯỜI (6). Nền văn hóa con người được Tổ tiên ta tạo thành một hệ thống di vật biểu tượng: từ khởi thủy là đôi thỏi đá phom hình người (ảnh 1a) và đôi bàn nghiền bằng đá hình 3 góc truyền nối đến ngày nay là cái cuốc “chim” - lưỡi cày “bướm”. Cho nên “chim - bướm” lấy làm tên tục của từng thành viên trong dân tộc xưa: trẻ lọt lòng bé trai là Cò, bé gái là Hĩm, cha mẹ gọi theo tên con, anh chị Cò, anh chị Hĩm, cụ già 80 có đứa chắt trai gọi là cụ chắt Cò. Còn tên chính của từng người khi chết ghi vào Gia phả để xướng lên trong ngày giỗ.

Kết luận: Văn hóa dân tộc là tấm Căn cước hội nhập toàn cầu

Chú thích:

1+2.Dương Đình Minh Sơn, Giải mã biểu tượng văn hóa Nỏ Nường sách do Nhà nước đặt hàng Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2017, tr 68 tr 84

3. Đại Việt sử ký toàn thư Nxb Văn hóa Thông tin 2003, t 2, tr 12.

4 +5. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục Nxb Hà Nội 1999 tr 36.

6. Lê Chí Thiệp, Kinh dịch nguyên thủy Nxb Văn học 1998 tr 42.

7. Dương Đình Minh Sơn, sđ,d tr 125