Về quê thăm mô hình trồng vải trứng quê tôi

Những năm gần đây, cây vải trứng đã mở ra triển vọng mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất chiêm trũng ở quê tôi , Đa Lộc, Ân Thi. Năm nay, nhiều hộ dân trồng vải trứng rất phấn khởi vì vải được mùa, được giá.

Cách trung tâm xã Đa Lộc 3km về thôn Bình Nguyên, xã Đa Lộc (Ân Thi, Hưng Yên) nhiều người biết đến thôn gia đình ông Đoàn Văn Hiểu bởi ông có mô hình trồng vải chín sớm, vải trứng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và được ông đang nhân rộng mô hình trồng vải cho bà con thôn nhà.

Vườn vải nhà ông Đoàn Văn Hiểu

Hiện nay, diện tích trồng vải của gia đình ông Hiểu rộng 1ha, với số lượng 24 cây, chủ yếu là giống vải lai u chín sớm. Mấy năm trở lại đây ông Hiểu đưa thêm giống vải u trứng vào trồng, đây là giống vải quý được nhân giống từ xã Tam Đa huyện Phù Cừ. Ông Hiểu chia sẻ: “Vải u trứng thường thu hoạch sau vải lai u từ 7 – 10 ngày và thu hoạch trước vải thiều. Loại vải này khi chín cho quả to, khoảng 18 quả/kg, vỏ đỏ rực đẹp mắt, vị ngọt đậm rất ngon”. Tuy nhiên, ông Hiểu cho biết thêm, “Đây là loại cây “khó tính”, khó đậu quả, năm nay do thời tiết thuận lợi cho các trà vải sớm ra hoa và đậu quả, nên sản lượng cao hơn trung bình nhiều năm, đặc biệt là cây vải u trứng. Những năm trước, tỷ lệ đậu quả của cây vải u trứng chỉ đạt trung bình từ 30 - 40%, thậm chí có năm còn mất trắng, nhưng mấy năm nay do có kinh nghiệm trồng vải hàng chục năm nay cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào chăm sóc vì vậy vườn vải của ông Hiểu đạt năng suất cao, tỷ lệ đậu quả của cây đạt từ 80 - 90%”.

Ước tính với 2,3 mẫu trồng vải sớm, năm nay ông thu được khoảng 20 tấn quả, trong đó sản lượng vải u trứng đạt trên 2 tấn quả, tăng gấp 2 lần so với các năm trước. Thị trường tiêu thụ thuận lợi, thương lái đến tận vườn thu mua. Vải lai chín sớm ước tính sản lượng đạt 18 tấn với giá bán từ 20.000 – 25.000 đồng/kg. Vải u trứng sản lượng đạt trên 2 tấn với giá bán 55.000 đồng/kg. Ngoài ra, mỗi năm ông cung cấp khoảng 1000 cành vải giống với giá bán 40 nghìn đồng/cành. Tính riêng năm nay, vườn vải cho thu gần 500 triệu đồng.

 Gia đình ông Đoàn Văn Hiểu ở thôn Bình Nguyên, xã Đa Lộc (Ân Thi) hiện có 24 cây vải trứng đang cho thu hoạch. Ông Hiểu cho biết: “Năm nay, thời tiết thuận lợi, sản lượng vải trứng của gia đình tôi ước đạt 2,5 tấn, tăng khoảng 30% so với năm ngoái. Do số lượng không nhiều nên hàng năm, thương lái đếu đến tận vườn đặt mua trước. Tôi cũng sẽ tiến hành ghép mắt thay thế toàn bộ 2,5 mẫu vải lại chín sớm sang vải trứng để nâng cao gia trị kinh tế.

Để cây vải ngày càng phát triển, giá trị cây vải ngày càng được nâng cao, ông Hiểu tiếp tục tích lũy kinh nghiệm từ thực tế, học hỏi bí quyết của người trồng vải lâu năm trên quê hương mình để áp dụng vào sản xuất. Bên cạnh đó, ông nhiệt tình chia sẻ những kiến thức kỹ thuật chăm sóc cho các hộ trồng vải cho nhiều bà con tại địa phương với mong muốn quê nhà trồng vải có nhiều mùa bội thu hơn, và kinh tế quê nhà được phát triển về trồng vải.Với chất lượng, mẫu mã vượt trội và giá trị kinh tế cao, trao đổi với chúng tôi Nguyễn Văn Giám chủ tịch UBND xã Đa Lộc cho biết cả xã tôi chỉ có chất đất tại  thôn Bình Nguyên là trồng được cây vải trứng và chúng tôi kết hợp các cấp tỉnh và huyện quy hoạch diện tích tại Bình Nguyên để trồng vải trứng cho chất lượng cao. Xã đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục chuyển đổi diện tích cấy lúa, rau màu, cây ăn quả khác kém hiệu quả sang trồng vải trứng. Đồng thời, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ... xây dựng quy trình chăm sóc, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân trong thôn để nâng cao năng suất, chất lượng vải trứng...”.

Hi vọng sản xuật vải trứng quê tôi đang ngày càng nâng cao chuỗi giá trị và việc đủ điều kiện chất lượng để xuất khẩu ra thị trường thế giới không còn là điều mới mẻ. Trong số đó, quả vải trứng quê tôi hiện nay đang được người tiêu dùng và các doanh nghiệp thương mại ở các nước nhập khẩu đánh giá là có chất lượng tốt nhất thế giới. Để đạt được điều đó, vải trứng đã phải vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe mới có thể góp mặt trong siêu thị của các nước.