Việt Nam diễn nghĩa – Tập IV-A (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 37)

Trân trọng giới thiệu tiếp tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa” - Tập IV (A)  “CHUYỂN GIAO VƯƠNG TRIỀU VÀ NHÀ HẬU TRẦN ĐÁNH GIẶC MINH” của PGS TS Cao Văn Liên. 

Kỳ 37.

Biết tin hai sử giả đã bị Minh Thành Tổ giết, Trùng Quang Đế vô cùng thương xót, truy phong thành thần hoàng, cho bách tính dân làng thờ phụng, chu cấp cho con cháu. Nhưng nhà vua không nản chí, lại gọi:

-Người đâu.

-Dạ, hoàng thượng.

-Cho gọi Hành khiển Hồ Ngạn Thần và Thẩm hình Bùi Nột Ngôn vào đây.

-Dạ.

  Hồ Ngạn Thần và Bùi Nột Ngôn bước vào hành lễ:

-Hoàng thượng vạn vạn tuế.

-Bình thân, hai ái khanh ngồi đi.

-Tạ hoàng thượng.

dangdung-1653312035.jpgTranh minh họa Đặng Dung (1373-1414) là danh tướng nhà Hậu Trần. Nguồn: Internet

 

  Sau một lượt trà, Trùng Quang Đế nói:

-Hai ái khanh hãy vì Đại Việt, vì nhà Hậu Trần đi sứ sang nhà Minh một lần nữa.

-Tạ hoàng thượng, chúng thần tuân chỉ.

-Hai khanh đem theo “Biểu văn” của trẫm, lễ vật vàng bạc châu báu, trong đó có hai tượng người bằng vàng để cống phẩm cho nhà Minh.

-Hạ thần tuân chỉ.

Hai người sang Kim Lăng, gặp lúc Minh Thành Tổ đang thiết triều trong cung điện, được cho vào gặp, vội quỳ hành lễ:

-Hoàng thượng vạn tuế.

-Miễn lễ, hai ngươi đứng dậy đi.

-Tạ ơn hoàng thượng.

-Hai ngươi có gì tâu đi.

  Hồ Ngạn Thần nói:

-Dạ bẩm hoàng thượng, chúng thần là sứ giả của nhà Hậu Trần, xin dâng biểu của Trùng Quang Đế và cống phẩm cho hoàng thượng.

  Minh Thành Tổ rút kinh nghiệm lần trước, biết sứ giả là những người cương liệt, không nên để hoàng đế mà bị sỉ nhục trước triều đình, liền nói:

-Quan nội thị đâu.

-Dạ.

-Nhận cống phẩm và “Biểu văn” đi.

-Dạ.

  Minh Thành Tổ đọc “Biểu văn” của Trùng Quang Đế và nói:

-Hai ngươi hãy nghe khẩu dụ:

 Hồ Ngạn Thần và Bùi Nốt Ngôn quỳ. Minh Thành Tổ nói:

-Nay phong Trần Trùng Quang làm Bố chính sứ quận Giao Chỉ. Hồ Ngạn Thần làm Tri phủ Nghệ An, Bùi Nốt Ngôn làm Tri phủ Diễn Châu.

  Bùi Nốt Ngôn không nói, chỉ có Hồ Ngạn Thần nói:

-Tạ ơn hoàng thượng.

  Minh Thành Tổ nói:

-Hai ngươi đi đường mệt nhọc, nay cho về dịch quán sứ thần ngoại quốc nghỉ ngơi rồi lên đường về nước.

-Tạ ơn hoàng thượng.

  Hai người về dịch quán nghỉ ngơi. Tối hôm đó, Hồ Nguyên Trừng tới thăm. Hồ Ngạn Thần nói:

-Xin chào Tả tướng quốc.

  Hồ Nguyên Trừng chắp tay nói:

-Tả tướng quốc gì nữa chứ, nước đã mất, nhà đã tan, triều đình Đại Hồ đã sụp đổ, ta vì muốn cứu cha, chú, em và cháu nên phải nhận làm việc trong Bộ công, chế tạo thuốc súng và hỏa khí cho nhà Minh. Xa nước mấy năm ta rất nhớ quê nhà. Hai đại nhân có thể nói tình hình đất nước cho ta nghe chút được không?

  Hồ Ngạn Thần đặt ly nước uống cạn xuống và bắt đầu kể tình hình Đại Việt và nhà Hậu Trần từ khi nhà Hồ sụp đổ, đất nước bị nhà Minh xâm lược cho đến nay cho Hồ Nguyên Trừng nghe.

  Đêm đã khuya, Hồ Nguyên Trừng nói:

-Ta nhớ nước, nhớ nhà nhưng không biết bao giờ về lại, mà không chắc là về được nữa. Chúc hai đại nhân thượng lộ bình an.

-Chúc Tả tướng quốc bình an, bảo trọng.

  Hai người về thuật lại chuyến đi sứ cho Trùng Quang Đế nghe. Trùng Quang Đế biết là chuyến đi không thành công vì nhà Minh phong cho nhà vua chức giả tạo, vẫn không công nhận nhà Hậu Trần và độc lập của Đại Việt. Khi chỉ còn hai người, Bùi Nột Ngôn nói lại việc Hồ Nguyên Trừng đến thăm cho Trùng Quang Đế nghe, cả việc Hồ Ngạn Thần đã kể lại tình hình Đại Việt và nhà Hậu Trần từ sau khi mất nước cho đến nay. Trùng Quang Đế nói:

-Đem nội tình trong nước nói cho người ở nước ngoài là không nên. Võ sĩ đâu.

-Dạ.

-Bắt Hồ Ngạn Thần giam vào ngục.

-Dạ.

  Hồ Ngạn Thần bị bắt giam và vài ngày sau thì bị thắt cổ chết trong nhà ngục.

  Tháng 6 năm 1412, trời nắng như đổ lửa, Trương Phụ và Mộc Thạnh dẫn 10 vạn quân tiến vào đánh quân Hậu Trần ở miền Trung. Trước thế mạnh của quân Minh, quân Hậu Trần ở Nam Định và Ninh Bình do Nguyễn Súy, Hồ Bối, Đặng Dung chỉ huy bàn cách đối phó. Nguyễn Súy nói:

-Quân giặc rất mạnh, cứ rút về Nghệ An rồi tính sau.

  Đặng Dung nói:

-Giặc tuy mạnh nhưng đang hành quân, ta tìm địa điểm hiểm yếu mai phục đánh bất ngờ chắc tiêu diệt được chúng.

  Nguyễn Súy không nghe, cùng Hồ Bối rút lui, Đặng Dung đành phải rút theo. Quân Minh không gặp một sức kháng cự nào của quận Việt. Trương Phụ chiếm Thanh Hóa, Diễn Châu và tiến vào Nghệ An. Trùng Quang Đế ra lệnh:

-Nay thế giặc rất mạnh, tạm thời rút lui vào Hóa Châu, đợi địch hết lương thực, suy yếu thì ta phản công.

  Quân Hậu Trần rút vào Nam. Trương Phụ chiếm được thành Nghệ An, bắt được đại thần nhà Hậu Trần là Thái bảo Nguyễn Biểu. Trương Phụ hỏi:

-Tại sao ngài không chạy theo Trùng Quang Đế, ở đây đây làm gì?

  Nguyễn Biểu đáp:

-Ta ở lại làm gì là việc của ta, sao nhà ngươi hỏi làm gì?

-Nhà ngươi muốn chết rồi.

Nguyễn Biểu đáp:

-Ta thà chết đi còn hơn sống chung với bọn giặc tàn bạo như các ngươi.

Trương Phụ quá tức giận, hai mắt lồi ra quát:

-Bay đâu.

-Dạ.

-Lôi ra chém.

  Hai tên lính lôi Nguyễn Biểu ra chém, Nguyễn Biểu vẫn không ngừng chửi rủa Trương Phụ và giặc Minh cho đến khi máu chảy đầu rơi, hai mắt vẫn trừng trừng nhìn Trương Phụ căm hờn. Trong khi đó Thái phó nhà Hậu Trần là Phan Quý Hữu đầu hàng Trương Phụ được 5 ngày thì chết. Con Hữu là Phan Quý Lưu được Trương Phụ cho làm Tri phủ Nghệ An. Lưu đã kể lại toàn bộ khó khăn của triều đình Hậu Trần, còn vẽ cả sơ đồ vùng Hóa Châu cho Trương Phụ. Sau khi hiểu tình hình, Trương Phụ nói với Mộc Thạnh:

-Lần này bằng mọi giá phải tấn công vào Hóa Châu dẹp bằng được Trùng Quang Đế, nếu không khi ta về Trung Quốc, quân kia sẽ quay lại thì sự khó nhọc kéo dài.

  Mộc Thạnh nói:

-Anh Quốc công nói phải lắm.

 Trương Phụ ra lệnh cho quân Minh dốc tận lực đuổi theo quân Hậu Trần. Nắng miền Trung Trung Bộ như đổ lửa, càng vào nắng càng gay gắt, bụi cuốn mù mịt, tiếng chân người chân ngựa rầm rập trên đường thiên lý. Sau 21 ngày, quân Minh đuổi kịp quân Hậu Trần. Đến một đoạn đường dài rừng rậm, núi non hiểm trở, Mộc Thạnh nói với Trương Phụ:

-Địa thế hiểm trở, tướng quân đề phòng có mai phục.

  Trương Phụ xem sơ đồ do Phan Quý Lưu cung cấp thì địa danh trước mặt có tên là Thái Đà. Trương Phụ nói:

-Kiều Quốc công nói phải lắm, cứ cho 1 vạn quân tiên phong đi qua, ta đi xa xa phía sau, quân trước không bị mai phục thì ta cứ hành quân.

  Mộc Thạnh nói:

-Vậy cũng được.

1 vạn quân Minh dong cờ dóng trống đi trước qua Thái Đà mà không thấy động tĩnh gì. Trương Phụ ra lệnh:

-Không có quân mai phục, toàn quân truy kích tiếp.

 Do đường hẹp nên quân Minh phải đi kéo dài. Khi 2 phần 3 đội hình đã lọt đã lọt vào núi Thái Đà thì có những tên lửa bắn lên trời. Hàng vạn mũi tên từ hai bên đường, vách núi nhắm vào quân Minh mà bắn. Hàng nghìn quân Minh gục xuống chết, máu tuôn như suối. Kèm theo tên thì có đá núi to nhỏ lăn xuống đè lên  quân Minh, đầu vỡ, xương tan. Canh giờ sau thì quân Hậu Trần hai bên đường xông ra chém giết. Dù bị chết nhiều nhưng quân Minh vẫn còn đông ở phía sau và 1 vạn quân đi tiên phong phía trước quay lại, thành ra quân Hậu Trần lại lọt vào vòng vây phía nam phía bắc và bên trong giặc đánh ra. Tuy vậy quân Việt vẫn chiến đấu quyết tử. Tiếng gươm giáo chạm nhau, tiếng reo hò vang động núi non và biển Thái Đà. Ba canh giờ sau, vài vạn quân Minh bị giết gục xuống nhưng gần 7 vạn quân Việt hy sinh gần hết, số còn lại chạy lên núi để trốn. 8 vạn quân Minh bị tiêu diệt nhưng Trương Phụ vẫn còn 2 vạn, Trương Phụ dốc tàn binh truy kích. Trận Thái Đà oanh liệt nhưng nhà Hậu Trần không còn quân đội nữa. Vua tôi thoát khỏi Thái Đà chạy trốn. Tháng 11 năm 1413 Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị chạy qua Lào định sang Xiêm La nhưng bị quân Minh bắt. Nguyễn Cảnh Dị mắng Trương Phụ:

-Thằng giặc xâm lược tàn bạo kia, ta lâu nay muốn giết ngươi, nay không may bị ngươi bắt, nhưng ngươi đừng mừng vội, sẽ có hậu thế của ta bắt ngươi trả giá.

  Trương Phụ tức giận thét;

-Bay đâu

-Dạ.

-Mổ bụng người này lấy gan cho ta ăn.

-Dạ.

  Trương Phụ giết Nguyễn Cảnh Dị và Phụ ăn gan, Khi đó Nguyễn Cảnh Dị mới 36 tuổi

  Trùng Quang Đế và Nguyễn Súy chạy sang Lào nhưng cũng bị quân Minh bắt. Cuộc kháng chiến của nhà Hậu Trần nhằm giải phóng dân tộc thất bại. Nhà Hậu Trần bị tiêu diệt. Đó là năm 1413.

  Tháng 4 năm 1414, quân Minh đưa Trùng Quang Đế, Đặng Dung, Nguyễn Súy từ Đông Quan đi theo đường biển về Kim Lăng. Trùng Quang Đế cùng các tướng lĩnh nhảy xuống biển tự vẫn. Năm đó Trùng Quang Đế mới khoảng 25 tuổi, Đặng Dung  41 tuổi, Nguyễn Súy 37 tuổi. Giờ đó biển bỗng nổi bão dông. Sóng gào lên những nỗi uất hận của những người anh hùng và đón nhận những người con ra đi vì nước.

(Hết tập IV- A)

CVL