Cổng Đền Thượng
Sở dĩ Đền Thượng là nơi thờ thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là vì nơi đây trước kia từng được Hưng Đạo Đại Đại Vương Trần Quốc Tuấn chọn làm nơi hỏa hiệu cho quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Về kiến trúc Đền Thượng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, hình chữ công. Ở giữa là chính điện hai bên có tả vu và hữu vu. Phía sau đền là ngôi chùa Phương Đình, có bia đá khắc, ghi sự tích ngôi đền và đề tựa vắn tắt công lao của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Ngoài ra đền Thượng được nhiều người biết đến với di tích cây đa lịch sử khoảng 500 tuổi là biểu tượng của sức mạnh và ý chí hùng hồn của dân tộc Việt Nam. Từ năm 1996, Đền Thượng đã được xếp hạng công nhận di tích lịch sử văn hóa các cấp quốc gia. Là địa danh có ý nghĩa tâm linh và gắn bó với đời sống tinh thần của người dân, tuy nhiên, Đền Thượng lại khá đơn sơ và ngày càng “xuống cấp” do vết mòn của thời gian và năm tháng.
Đồng thầy Nguyễn Đình Lưu một người đầy tâm huyết luôn trăn trở bảo vệ và phát triển Đền Thượng Từ năm 1996, Đền Thượng đã được xếp hạng công nhận di tích lịch sử văn hóa các cấp quốc gia. Và kể từ đó đế nay, ngoài người dân địa phương ra, Đền Thượng còn được nhiều du khách thập phương cả nước biết đến. Nhưng theo thời gian ngôi đền cũng bị xuống cấp, và cũng cần phải tu sửa lại cho đẹp đẽ khang trang hơn.
Bên trong Đền Thượng
Vì vậy, đồng thầy Nguyễn Đình Lưu một người đầy tâm huyết với Đền Thượng đã có nhiều tham mưu cho ban di tích để duy trì và bảo quản giữ gìn thực hiện nếp sống văn hoá văn minh tại ngôi đền. Với mong muốn trùng tu lại Đền Thượng trong suốt nhiều năm qua, đồng thầy Nguyễn Đình Lưu đã đóng góp công sức trong việc tu sửa lại ngôi đền, đồng thời minh bạch trong công tác quản lý, sắp xếp tổ chức các hoạt động tại đền Thượng và nhằm thu hút đông đảo các du khách thập phương, các con nhang đệ tử đến từ mọi miền Tổ Quốc quy tụ về tham quan, cúng viếng.
Ngoài ra, với tâm huyết của mình, đồng thầy Nguyễn Đình Lưu đã kêu gọi xã hội hoá, một số con nhang đệ tử trong đó là một số tập đoàn công ty đã phát tâm để thầy làm nhiều hoành phi câu đối và một số pho tượng mục nát đến nay được được thay thế và dát vàng toàn bộ, những pho tượng này ngày ngày được lau chùi cẩn thận, sạch sẽ.
Ban thờ bên trong Đền Thượng
Bên cạnh đó đồng chí Nguyễn Thế Dũng là phó Ban quản lý Đền Thượng cũng rất nhiệt tình đôn đốc phối hợp cùng với đồng thầy Nguyễn Đình Lưu sắp xếp lại tổ chức đã tạo nên một bức tranh Đền Thượng hùng vỹ, ấm áp chan hoà tình đoàn kết yêu thương xứng đáng với nét đẹp văn hoá, nơi mà đông đảo người dân thập phương đặt nhiều niềm tin tại ngôi đền Thương cổ kính, linh thiêng. Hiện nay, hằng năm Đền Thượng tổ chức lễ hội vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch, ngoài ra còn tiến hành lễ dâng hương ngày 20 tháng 8 âm lịch vào chính giỗ của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Vương Quốc