Kẻ mua người bán tập nập
Hà Nội được mệnh danh là mảnh đất kinh kỳ, trung tâm văn hóa, kinh tế chính vì vậy mà Tết nguyên đán ở đây cũng có những nét riêng biệt mang đạm bản sắc văn hóa người Tràng An.
Khoảng một tháng trước tết, các khu phố ở Hà Nội luôn dộn dành tấp nập. Các nhà buôn tại 36 phố phường đã bắt đầu nhập hàng tết bày bán nào là mộc nhĩ, nấm hương, tủ gỗ, măng khô, miến dong...đủ mọi mặt hàng để mọi người lựa chọn, dù người giàu hay người không khá giả đều cố gắng sắm dần để chuẩn bị cho 1 cái tết ấm no, xum vầy và hạnh phúc.
Đặc biệt Tết người Hà Nội không thể thiếu chợ Hoa. Vào đúng ngày 23 âm lịch (Tết ông công ông táo),chợ hoa ử Cầu Đông bắt đầu họp và sẽ kéo dài đến gần đêm giao thừa. Vô vàn loại hoa được bày bán nhưng chủ yếu vẫn là hoa đào và quất. Trên phố hàng Đường thì lại có nhiều các con giống, mâm ngũ quả làm bằng bột, các loại đĩa trang trí.
Dòng người tấp nập đến chợ hoa Tết
Hà Nội cũng nổi tiếng là đất học nên xưa có hẳn chợ bán câu đối tết ở phố Hàng Bồ. Trước Tết các thầy đồ trải chiếu ngồi nhờ trước mặt cửa hàng bán câu đối, mực nghiên, giấy, bút để viết chữ cho thiên hạ. Ai muốn xin chữ gì thầy sẽ viết, không biết xin chữ gì thì thầy sẽ gợi ý. Ai không xin chữ thì mua câu đối hay chữ đã viết sẵn.
Ông đồ ngày xưa
Tết xưa trong ký ức của người Hà Nội còn là những buổi sáng tinh mơ, mọi người đã đứng xếp hàng dài ở cửa hàng mậu dịch cốt chỉ để mua vài hộp mứt tết. Những tiếng nói cười râm ran trong sương mờ se lạnh ngày đông để chọn cho gia đình một cành hoa để đón lộc xuân vào nhà. Là những điều giản dị của một thời khó khăn về vật chất nhưng vẫn ấm áp tình người…
Cỗ Tết của người Hà Nội xưa
Một trong những nét văn hóa Tết riêng biệt của người Tràng An, đó chính mâm cỗ tết. Maam cỗ to hay nhỏ thì tùy thuộc vào gia cảnh của mỗi gia đình nhưng chủ yếu mọi người sẽ chia thành 2 loại đó là : loại 4 bát 6 đĩa và loại 6 bát 8 đĩa. 6 bát gồm: măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc; 8 đĩa là: gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, dứa xào lòng gà và cá trắm đen kho.
Đặc biệt trên mâm cỗ tết Hà Nội xưa không thể thiếu bánh chưng. Những chiếc bánh trưng được gói bằng đậu xanh đã đồ chín, sau đó đánh tơi rồi chia đều thành từng nắm nhỏ bên trong bọc thịt lợn. Bánh gói nhỏ để vừa mép đĩa mai (đĩa có hình cây mai). Có nhà cầu kỳ gói bánh chưng gấc, khi cắt ra có màu đỏ hấp dẫn vị giác và mong muốn đem lại sự may mán cho gia đình.
Mâm cỗ với đầy đủ món ăn truyền thống được chế biến cầu kỳ
Trên mâm cỗ Tết đủ đầy, bánh trưng xanh vuông vức đặt bên cạnh đĩa xôi gấc tròn đỏ thắm vừa đẹp mắt vừa hợp thuyết âm dương, phong thủy.
Tiếp đến là món cá trắm đen kho được chế biến một cách cầu kỳ và công phu. Nguyên liệu gồm có riềng, xả, ớt, ngoài ra người ta còn cho cả nước chè tươi, nước dừa và mỡ gà. Nhà cầu kỳ phải chọn cá trắm đen hồ Tây bóng như nhung the mới ưng ý.
Mâm cỗ cúng sáng mồng 1 Tết cũng không thể thiếu bát măng lưỡi lợn ninh với móng giò, giò tai, bát canh bóng nấu với tôm he, miến nấu lòng gà bên trên có vài cọng rau thơm của kẻ Láng, bát mọc nấu, đĩa cá trắm kho, trứng muối và hạnh nhân.
Không chỉ cầu kỳ trong khâu chế biến, người Hà Nội xưa còn rất chú trọng đến việc trình bày mâm cỗ làm sao vừa ngon miệng mà cũng không kém phần sang trọng và lịch sự. Tất cả đều cho thấy người Hà Nội xưa vô cùng tinh tế, tỉ mỉ và cẩn thận.
Và đối với mỗi người làm ăn xa, giây phút ấm áp được trở về đoàn tụ bên gia đình những ngày Tết tuy ngắn ngủi nhưng sẽ là động lực giúp họ cố gắng làm việc trong suốt năm tới.